Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Bàn giải pháp để doanh nghiệp và ngân hàng gặp nhau / Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng: Cần khắc phục hạn chế
Khối Nghiên cứu Công ty Cổ phần Chứng khoán MBS (MBS) dự báo, lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc đạt 25% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, do được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất đang trên đà phục hồi. Theo đó lợi nhuận cả năm 2024 có thể đạt mức tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức giảm 4% của năm 2023, đánh dấu một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bắt đầu.
Trong đó, lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% so với cùng kỳ và giữ nhịp cho toàn thị trường. Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bất động sản tăng 1005% so với cùng kỳ, hàng không và bán lẻ lần lượt tăng 591% và 162% từ nền thấp cùng kỳ.
MBS Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 của các ngân hàng theo dõi sẽ tăng trưởng 14,5% so với cùng kỳ và 11,1% so với quý trước.
Trong danh sách các ngân hàng theo dõi, MBS kỳ vọng OCB, TPB, VPB có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng hơn cả nhờ nền so sánh thấp của năm ngoái khi chịu tác động bởi trích lập dự phòng cao. CTG và TCB là 2 ngân hàng có quy mô lớn được kỳ vọng sẽ có mức tăng khả quan hơn so với các ngân hàng cùng quy mô.
Theo MBS, kết quả kinh doanh quý IV/2024 các doanh nghiệp BĐS có sự tăng trưởng mạnh, một phần đến từ mức nền thấp cùng kỳ, một phần đến từ khả năng bàn giao tại các dự án lớn.
Ở thị trường phía Nam, nguồn cung căn hộ trong quý IV/2024 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến đạt hơn 3.000 căn hộ, tương đương với khoảng 5.000 căn hộ mở bán mới tính chung cho cả năm 2024.
Kết quả kinh doanh quý IV/2024 các doanh nghiệp BĐS sẽ có sự tăng trưởng mạnh, một phần đến từ mức nền thấp cùng kỳ, một phần đến từ khả năng bàn giao tại các dự án lớn. Các doanh nghiệp BĐS phía Bắc như VHM sẽ có thể ghi nhận lợi nhuận cao từ việc bàn giao các đại dự án như Royal Island, Ocean Park 2&3 trong khi các doanh nghiệp BĐS phía Nam sẽ ghi nhận lợi nhuận từ việc bàn giao tại một số dự án nổi bật như Privia (KDH), Akari (NLG), Gem Sky World (DXG).
Với ngành bán lẻ, MBS nhận định, quý IV/2024 là một bức tranh phân hóa giữa các ngành bán lẻ khác nhau. Trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn tập trung tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, điểm sáng trong quý IV/2024 tiếp tục là các ngành bán lẻ sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm.
MBS nhận thấy ngành bán lẻ dược phẩm hiện đại tiếp đà mở rộng chuỗi. Đơn cử như Long Châu ước tính mở thêm 50 nhà thuốc trong quý IV/2024 với doanh thu/cửa hàng duy trì 1,2 tỷ đồng/tháng và đang tiếp tục mở mạnh trung tâm tiêm chủng nhờ vào thế mạnh vị trí của nhà thuốc Long Châu.
Chiều ngược lại, ngành bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng (MWG, FPT Shop) đã giảm tốc độ đóng cửa hàng, tập trung vào việc gia tăng doanh thu/cửa hàng trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Việc mức nền giá bán trong năm 2024 tăng khoảng 5-10% cùng với giảm chi phí từ các cửa hàng không hiệu quả sẽ giúp cho Thế giới di động và Điện máy xanh, FPT Shop tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh mẽ trong quý IV/2024.
Trong mùa cao điểm cuối năm, ngành bán lẻ trang sức (PNJ) tiếp tục đẩy mạnh thành công mảng bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm có tỷ lệ vàng cao giúp cho doanh thu mảng bán lẻ ước tính tăng 16% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp ước tính tăng 2 điểm % so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của MBS, một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm trong quý IV năm nay gồm khu công nghiệp (giảm 14%) do còn đợi hoàn thiện khung chính sách hay dầu khí (giảm 23%) do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo