Thị trường

Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung

DNVN - Được UBND TP Đà Nẵng đồng ý cấp phép, vào ngày 10/6 tại Đà Nẵng, Công ty Du lịch Duy Nhất Đông Dương sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch quốc gia Malaysia, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức hội thảo về phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung.

Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh / "Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Du lịch Duy Nhất Đông Dương cho biết, thị trường du lịch Hồi giáo thế giới rộng lớn và phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua.

Theo báo cáo chỉ số Hồi giáo toàn cầu năm 2021 thì du lịch lữ hành Hồi giáo tăng từ 108 triệu khách năm 2013 lên 160 triệu khách năm 2019. Sau COVID-19, du lịch lữ hành Hồi giáo cũng trở lại mạnh mẽ, đạt 26 triệu khách năm 2021 và dự báo năm 2023 sẽ phục hồi 80%, với khoảng 140 triệu khách.

Du khách từ các thị trường Hồi giáo đến với Đà Nẵng và miền Trung ngày càng tăng cho biết.

Du khách từ các thị trường Hồi giáo đến với Đà Nẵng và miền Trung ngày càng tăng cho biết.

Trong các thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng và miền Trung hiện nay có các quốc gia có tỷ lệ người Hồi giáo cao như Ấn Độ, Malaysia.
Đáng chú ý, đường bay trực tiếp Đà Nẵng - Kuala Lumpur sớm được mở lại sau đại dịch, hiện có hai hãng hàng không Air Asia và Malindo đang khai thác đã tạo thuận lợi cho du khách Malaysia đến Đà Nẵng tăng trưởng mạnh, hiện đứng thứ hai (sau Thái Lan) trong các thị trường khách Đông Nam Á đến TP này.

Tuy nhiên ông Nguyễn Sơn Thủy cho biết, cộng đồng du lịch Hồi giáo không khuyến khích khách đi du lịch tại các quốc gia hay điểm đến mà điều kiện cơ sở vật chất, ẩm thực, tín ngưỡng không thuận lợi, không phù hợp với thói quen tiêu dùng, phương thức du lịch đặc thù của họ.

Trong khi đó, tuy những năm gần đây Việt Nam đã đón tiếp nhiều du khách lữ hành quốc tế là người Hồi giáo nhưng thị trường này vẫn chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt là chưa kiến tạo cơ hội phát triển và kêu gọi đầu tư rộng rãi dịch vụ du lịch đặc thù tại các điểm đến chính trong cả nước nhằm thu hút khách từ các quốc gia Hồi giáo.

Do đó, hội thảo về phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung nhận được nhiều sự quan tâm của Tổng cục Du lịch quốc gia Malaysia; lãnh đạo Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hội Khách sạn Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…; các công ty lữ hành quốc tế, các đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế, các khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm, các điểm tham quan du lịch, công viên chủ đề…

Hội thảo sẽ tập trung giới thiệu về du lịch Việt Nam, du lịch Hồi giáo tại Malaysia và trên thế giới; ẩm thực và dịch vụ Halal thân thiện với khách du lịch Hồi giáo; xu hướng và thói quen tiêu dùng trong du lịch của khách Hồi giáo. Trong đó, Tổng cục Du lịch quốc gia Malaysia hỗ trợ mời các chuyên gia du lịch Hồi giáo hàng đầu từ nước này sang chia sẻ thông tin và kinh nghiệm du lịch phục vụ du khách Hồi giáo.

“Việc đa dạng hóa thị trường khách quốc tế để thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch đang là yêu cầu cấp thiết. Hội thảo phát triển dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung là bước đầu kiến tạo dư địa mới, cơ hội mới cho các doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, thúc đẩy phát triển thị trường mới, mở ra cửa ngõ, đường dẫn mới kết nối, thu hút du khách Hồi giáo trên thế giới về miền Trung”, ông Nguyễn Sơn Thủy nhấn mạnh.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm