Phát triển thị trường tín chỉ carbon còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Gian nan trong việc thương mại hóa tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam / Dự kiến 2028, Việt Nam sẽ có sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức
Chia sẻ tại hội thảo “Thị trường tín chỉ carbon: Những biện pháp căn cơ cho phát triển bền vững” ngày 26/10, TS, luật sư Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Shinec cho rằng, thị trường tín chỉ carbon rất quan trọng và rộng lớn. Đây là nguồn vốn đóng góp tính minh bạch, cam kết hành động vì khí hậu và chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp.
Việt Nam đang xây dựng dự thảo “Đề án Thành lập và phát triến thị trường carbon tại Việt Nam”. Dự kiến từ năm 2029, thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc; đồng thời nghiên cứu khả năng kết nối thị trường carbon trong nước với khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn năm 2025-2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc; chưa bán tín chỉ carbon ra nước ngoài; chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tin chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
Ông Điệp nhận định, thị trường tín chỉ carbon rất quan trọng và rộng lớn. Tuy nhiên tại Việt Nam, thị trường này còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Cụ thể, về quy định thẩm định tính hợp lệ của tín chỉ, pháp luật của Việt Nam chưa quy định rõ các bước thấm định liên quan đến loại, chất lượng tín chỉ được giao dịch bước thấm định cũng như chưa quy định về sự kiểm định và công nhận của thế giới. Việc cân đối cung-cầu tại thị trường này chưa thể hiện rõ nét.
Đặc biệt, đang xảy ra sự “nhiễu loạn” thông tin về tín chỉ; thiếu căn cứ xác định loại tín chỉ đầu tư; chưa thống nhất về đơn vị đánh giá, thẩm định. Căn cứ để xác định chính xác lượng phát thải khí nhà kính của các cơ sở sản xuất còn gây nhiều tranh cãi.
“Doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon vì thị trường này còn thiếu đồng bộ về nhiều mặt, khiến cho các dự án bị hạn chế do rào cản từ các quy định liên quan. Hiện chưa có ưu đãi về chính sách, tháo gỡ tiếp cận tài chính “xanh”; hệ thống quản lý dữ liệu hạn chế. Tỷ lệ doanh nghiệp hiểu và thực hành kiểm kê về tín chỉ carbon còn thấp”, ông Điệp nói.
Cũng theo Chủ tịch HĐQT Shinec, Việt Nam đang trong giai đoạn chú trọng hình thành cơ sở phát triển thị trường tín chỉ carbon nên chưa phát huy hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp. Bởi vậy, để giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với thị trường này, các cơ quan chức năng cần quy định rõ các tiêu chuẩn về tín chỉ carbon; hướng dẫn giải pháp đo đạc, thu thập số liệu, kiểm kê đúng và đầy đủ về các tiêu chuẩn này.
“Cần sớm có danh mục “xanh” tiếp cận tài chính để “xanh” cho doanh nghiệp tham gia thị trường tín chỉ carbon; giúp doanh nghiệp thực hành các công cụ đo lường giám sát, thu thập theo dõi các dữ liệu và rủi ro tiềm ẩn.
Đồng thời, giúp doanh nghiệp xác định phạm vi quy mô rộng theo vùng để phân hạn ngạch; xác định hạn ngạch phát thải và gắn kết tín chỉ carbon trong cơ hội phát triển bền vững”, ông Điệp nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo, ông Điệp cho biết, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) với vai trò tích cực của nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Shinec được xem là một trong những mô hình điển hình đang chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái. Tại đây, đã có hơn 1 triệu cây xanh được trồng, chiếm đến 33% diện tích đất khu công nghiệp. Hệ thống quan trắc nguồn thải tự động liên tục truyền dẫn thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng (24/24 giờ) tất cả các ngày trong tuần.
81,4 kWh điện đã được tạo ra từ dự án điện mặt trời áp mái và được sử dụng trong vận hành khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. 25% lượng nước thải trong khu công nghiệp sau xử lý được tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, giảm lượng xả ra ngoài môi trường, tiết kiệm được 6 tỷ đồng mỗi năm chi phí mua nước sạch.
65% hệ sinh thái trong khu công nghiệp được phục hồi sau khi mô hình sinh thái đang được từng bước áp dụng tại Nam Cầu Kiền. Mô hình chuyển đổi này đang được Shinec nhân rộng trên cả nước, với tổng quy mô quỹ đất lên đến 3.500 ha.
Hiện khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có 3 chuỗi cộng sinh theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Gồm ngành luyện kim-cơ khí; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; phụ trợ điện-điện tử. Nhờ có hoạt động kết nối doanh nghiệp cộng sinh này mà các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã thuận lợi trong tìm kiếm nguyên liệu đầu vào và trị trường cho sản phẩm đầu ra.
"Đây chính là những bước ưu tiên giảm phát thải trước khi khu công nghiệp này hướng tới mục tiêu phát triển tín chỉ carbon trong những năm tới", ông Điệp cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam