Thị trường

Phòng chống dịch Covid-19 quyết liệt đã giúp kinh tế từng bước phục hồi

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn đang ổn định và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ.

Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam đẩy nhanh thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO / FTA Việt Nam - Chile tạo cú hích cho quan hệ thương mại song phương

Lượng đơn đặt hàng và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp đều tăng rõ rệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng và là tiền đề cho việc cải thiện các hoạt động kinh doanh trong quý 2 năm2021, khi nhiều doanh nghiệp lạc quan về tình hình tăng trưởng doanh thu do thị trường dần hồi phục.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ vừa có kết quả khảo sát động thái doanh nghiệp ĐBSCL trong quý 1 năm nay. Báo cáo cho thấy mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong vùng đều có góc nhìn khả quan và dự báo tình hình kinh doanh được cải thiện hơn so với cùng kỳ.

Sự lạc quan của doanh nghiệp một phần là do các doanh nghiệp đã dần thích nghi và có những kế hoạch phát triển trong trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vùng ĐBSCL đã chú trọng đến thị trường nội địa, đồng thời phát triển thêm những thị trường xuất khẩu dựa trên những lợi thế.

Trong quý 1 vừa qua, vùng ĐBSCL có 2.462 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 34.000 tỷ đồng và 864 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; số lao động tăng thêm toàn vùng hơn 21.000 lao động. Trong khi đó, có hơn 1.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 556 doanh nghiệp giải thể.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho biết, sự vào cuộc quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19 đã giúp kinh tế đang phục hồi trở lại. Ngoài những ngành bị ảnh hưởng như thương mại, du lịch, dịch vụ… thì một số ngành như sản xuất về lương thực, thực phẩm, thủy sản đã có những tăng trưởng ổn định đã kéo theo phục hồi kinh tế.

Doanh nghiệp đã ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chú trọng đến thị trường nội địa, đồng thời phát triển thêm những thị trường xuất khẩu dựa trên những lợi thế của từng ngành hàng cũng như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cũng theo ông Lam, báo cáo động thái doanh nghiệp quý 1 năm 2021 cũng ghi nhận sự biến động về lao động tại các doanh nghiệp. Nếu như trước đây doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh thì số lao động nghỉ việc tương đối lớn, nhưng từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp rất lớn và dự báo tiếp tục thiếu hụt lao động trong quý 2.

“Vấn đề về lao động, trong khu vực ĐBSCL một số ngành tăng trưởng rất tốt, đặc biệt chế biến lương thực, thực phẩm và nông thủy sản xuất khẩu. Những ngành này đang có động thái rất là tích cực, thậm chí có những doanh nghiệp tăng trưởng rất cao và nó dẫn đến mở rộng sản xuất và cần nguồn nhân lực lao động. Sau kỳ Tết vừa qua báo cáo có những doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động” - ông Nguyễn Phương Lam nói.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm