Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
Theo tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng cao.
Đà Nẵng phát động tháng khuyến mại kích cầu mua sắm / Tăng tốc thúc đẩy đầu tư công
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành-Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Đây cũng là lúc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải chủ động hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.
Mặc dù thị trường Trung Quốc đem tới nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro mới về kiểm soát chất lượng, lo ngại ùn ứ ở cửa khẩu vào mùa cao điểm. Đặc biệt, thời gian gần đây, Trung Quốc đã phát triển mở rộng diện tích vải thiều, thanh long, chanh leo… đe dọa sức tiêu thụ nông sản Việt Nam tại thị trường này. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa ký kết được nghị định thư kiểm dịch thực vật với Trung Quốc, dẫn tới tỷ lệ kiểm soát gần 100% lô hàng, ảnh hưởng tới hiệu suất xuất khẩu.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Tiền - tỉnh Tiền Giang, những năm trước việc xuất khẩu một vài container thủy sản mỗi tháng theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc khá dễ dàng nhưng kể từ sau dịch, việc xuất hàng theo hình thức này rất bấp bênh. Đó là chưa kể gần đây Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch nên việc đưa hàng đi khó hơn và phải thông qua một đối tác trung gian nên đối diện với một số rủi ro trong thanh toán, khó thu tiền từ bên thứ ba.
Trước thực trạng này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khuyến nghị, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc đàm phán ký Nghị định thư để nhiều loại trái cây của Việt Nam có thể được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng sầu riêng, cần ngăn chặn tình trạng gian lận trong việc sử dụng mã số vùng trồng, điều này sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của sầu riêng Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cần phát triển các kho bảo quản gần cửa khẩu để đảm bảo chất lượng của trái cây xuất khẩu.
Về phía các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật thông tin, tìm hiểu các dự báo, chính sách… để có phương án xử lý cũng như giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất khẩu. Các cơ quan chức năng, cơ quan thương vụ tại nước ngoài cũng cần cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị trường, chính sách nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các loại dịch bệnh, do đó các hiệp hội ngành hàng cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình, bên cạnh việc nắm vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm dịch, chất lượng của thị trường Trung Quốc…
Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu bởi Trung Quốc là thị trường rộng lớn và đông dân nhưng người dân nước họ cũng đã và đang đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt các sản phẩm cùng loại mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu. Việc hợp tác trực tiếp với thương nhân Trung Quốc, chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình bên cạnh việc nắm vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm dịch, chất lượng của thị trường Trung Quốc.
Ông Lương Văn Tài, Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết, trong tháng 4/2023, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã ban hành: "Ý kiến về thúc đẩy ổn định quy mô và cơ cấu ngoại thương"; trong đó, đáng chú ý là việc sửa đổi "Biện pháp quản lý thương mại cặp chợ biên giới" nhằm tạo môi trường, chính sách đa dạng hóa thương mại cặp chợ biên giới, tăng cường nhập khẩu từ các nước lân cận. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quy định về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài (Lệnh 248) yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hoàn thiện hồ sơ gia hạn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER).
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các đợt dịch (dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu phi, dịch đậu mùa khỉ...) và Việt Nam cũng đã ghi nhận có ca nhiễm đậu mùa khỉ. Do đó, các hiệp hội cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến dịch trên thế giới và nguy cơ lây lan trong nước để kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất có các biện pháp tránh lây nhiễm và đẩy mạnh làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các doanh nghiệp ngành rau quả nghiên cứu khả năng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến rau quả, một mặt nâng cao hàm lượng giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế thị trường trái cây và rau quả chế biến không ngừng tăng trong những năm trở lại đây. Ông Nguyễn Văn Tài lưu ý, đối với doanh nghiệp thủy sản, cần chủ động trong việc đăng ký gia hạn xuất khẩu trên hệ thống CIFER, tránh đăng ký gia hạn vào gần thời điểm hết hạn. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần làm tốt quản lý vùng trồng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại trên sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp
Cột tin quảng cáo