Quản lý thuế thương mại điện tử: Dữ liệu phải đúng, đủ, sạch và sống
Ra mắt giải pháp quản lý bán hàng online dành riêng cho nhà bán hàng trên sàn TMĐT và Facebook / Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam tới 2025 sẽ đứng thứ 3 Đông Nam Á
Tại tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 23/9, ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), đã chia sẻ về những phương pháp và công nghệ được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT, cũng như cách giảm thiểu tình trạng thất thu thuế sau một năm thực hiện Chỉ thị số 18.
Ông Tuấn phân tích, bản thân TMĐT có hai khía cạnh chính: "thương mại" với các hoạt động giao dịch và "điện tử" với việc thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 (về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ), Bộ TT&TT đã xây dựng kế hoạch cụ thể với 7 nhóm và 25 nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong Bộ để hỗ trợ Tổng cục Thuế trong công tác thu thuế đối với TMĐT.
Theo ông Tuấn, TMĐT hoạt động trong một môi trường đặc biệt, nơi biên giới không rõ ràng. Người tiêu dùng có thể không nhận ra rằng họ đang mua hàng từ nhà cung cấp nước ngoài, dẫn đến việc các sàn TMĐT quốc tế có thể trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với Chính phủ Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho Bộ trong việc quản lý thuế đối với TMĐT.
Để giải quyết những thách thức này, Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng.
Cụ thể, vào tháng 12/2023, Bộ công bố Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0, thay thế cho Khung Kiến trúc 2.0 từ năm 2019. Khung này quy định rõ các cấu trúc, mô hình nghiệp vụ và quy trình liên quan đến dữ liệu, an toàn thông tin, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng cấu trúc dữ liệu và bảo đảm việc trao đổi thông tin diễn ra thông suốt.
Nghị định 47 năm 2020 cũng quy định rõ về kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước, cùng với Nghị định 47 năm 2024 về cơ sở dữ liệu quốc gia. Những quy định này bảo đảm dữ liệu được thông suốt, thuận lợi cho hoạt động giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng.
Ông Tuấn đã đề cập đến những cơ sở dữ liệu quan trọng như cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế liên quan đến hóa đơn và thuế, cơ sở dữ liệu các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân hoạt động TMĐT, cùng với cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm dòng tiền thông suốt.
Bộ TT&TT cũng quản lý nhiều cơ sở dữ liệu liên quan đến dịch vụ truyền thông, quảng cáo, bưu chính và các doanh nghiệp công nghệ số. Hệ thống VNID của Bộ Công an giúp xác thực dữ liệu của các chủ doanh nghiệp, kết nối thông suốt trên nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Về quản lý dữ liệu, Bộ đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong việc đảm bảo dữ liệu theo đúng quy định tại Nghị định 47. Theo đó, dữ liệu cần được làm sạch, phân loại và dán nhãn, bảo đảm đúng, đủ, sạch và sống. Việc loại bỏ dữ liệu trùng lặp là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của kết nối giữa các cơ sở dữ liệu.
Để phát hiện các hoạt động bất thường trong TMĐT, Bộ đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và Blockchain, nhằm hỗ trợ việc kiểm soát thuế trở nên hiệu quả hơn.
“Cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm dữ liệu luôn luôn đúng, đủ, sạch, sống, đó là trách nhiệm của Bộ TT&TT trong việc xây dựng tiêu chuẩn như: bảo đảm kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động TMĐT”, ông Tuấn nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu