Lâm Đồng: Sơ kết 3 năm thực hiện cam kết cải thiện môi trường kinh doanh
Lâm Đồng: Giới thiệu các giải pháp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao / TTC Lâm Đồng ra quân chiến dịch “Trồng cây nhớ Bác”
Chiều 22/4, tại TP. Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện cam kết cải thiện môi trường kinh doanh và Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lâm Đồng năm 2018.
Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: VH)
Chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ôngVõ Tấn Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại TP.HCM. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đoàn công tác của VCCI; lãnh đạo các cơ quan ban ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng; các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp và hơn 100 doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2016, nhằm mục đích phối hợp thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và phát triển khai thác các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, từng bước cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng và VCCI đã ký Bản cam kết về việc tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp.
Trong 3 năm qua, tỉnh đã nỗ lực trong tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cam kết, qua đó đã đạt và vượt một số chỉ tiêu cụ thể, tiếp tục phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu, từ đó góp phần cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, môi trường đầu tư của tỉnh đã từng bước được cải thiện tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập hàng năm bình quân trên 15% và dự kiến sẽ đạt chỉ tiêu tổng số lượng doanh nghiệp được thành lập vào năm 2020.
Ông Võ Tấn Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại TP.HCM đồng chủ trì hội nghị (Ảnh: VH)
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp cận tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ, khuyến công, hỗ trợ khởi nghiệp...
Từ đó, kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu khích lệ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cũng được cải thiện đáng kể. Điểm số PCI của Lâm Đồng tăng liên tục trong 03 năm gần đây và có 6/10 chỉ số thành phần được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận có cải thiện liên tiếp trong 03 năm, gồm: Chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền và thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Trong 03 năm liên tiếp Lâm Đồng được xếp hạng thuộc nhóm các địa phương có chất lượng điều hành khá và luôn đứngđầu 5 tỉnh Tây Nguyên.
Các chỉ tiêu quan trọng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh đã đạt được theo cam kết gồm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, thời gian nộp thuế, thẩm định và cáp phép xây dựng, thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu, tổng số doanh nghiệp được thành lập đến năm 2020...
Hơn 100 doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cùng tham dự (Ảnh: VH)
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Các thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm đáng kể, song vẫn còn một số lĩnh vực các thủ tục vẫn còn phức tạp, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan đến quy trình xử lý thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực về đất đai, đầu tư, xây dụng, đền bù, giải tỏa…
Tuy đã giảm được đáng kể hiện tượng một số cán bộ, công chức thực thi công vụ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số ít cán bộ, công chức gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp...
Tuy nhiên, với những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, sau 3 năm tích cực thực hiện cam kết, môi trường kinh doanh và có nhiều tiến bộ hơn so với trước, thể hiện cụ thể ở kết quả xếp hạng chỉ số PCI và các chỉ tiêu cam kết của các ngành đã thực hiện.
PCI năm 2018: Lâm Đồng dẫn đầu Tây Nguyên
Theo Bảng xếp hạng PCI năm 2018, tỉnh Lâm Đồng xếp thứ 27 cả nước và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Điểm tổng hợp các chỉ số thành phần của Lâm Đồng được 63,79 điểm, cao hơn năm 2017 (63,50 điểm), nhưng kết quả xếp hạng cả nước lại tụt 5 bậc (từ hạng 22 xuống 27). Tại khu Tây Nguyên, xếp sau Lâm Đồng là Gia Lai (thứ 33), Đắk Lắk (thứ 40), Kon Tum (thứ 59), Đắk Nông (thứ 63). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh