Thị trường

Quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU trong năm 2024

EU là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, tuân thủ IUU và nỗ lực gỡ “thẻ vàng” là điều Việt Nam bắt buộc phải làm.

Xăng dầu đồng loạt tăng giá / Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga tăng gần 50%

Hiện nay, các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn châu Âu (EU) để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vào thị trường EU. Trong khi đó, EU lại là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, tuân thủ IUU và nỗ lực gỡ "thẻ vàng" là điều Việt Nam đang phải làm.

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong tháng 3/2024, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 770 triệu USD, tăng trên 1% so với cùng kỳ.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, việc xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ bứt phá với mức tăng trưởng 16%, sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ, sang thị trường Trung Quốc tăng 15%. Đáng chú ý là thị trường rộng lớn EU vẫn chưa có tín hiệu phục hồi đối với thủy sản của Việt Nam, nhưng xuất khẩu cá ngừ trong quý I/2024 sang thị trường EU đã tăng trưởng dương, cụ thể là tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Thủy sản của Việt Nam chưa phát triển tương xứng ở thị trường EU, nguyên nhân một phần do cuối năm 2017, Ủy ban châu Âu áp "thẻ vàng" đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU với lý do những nỗ lực của Việt Nam vẫn chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp.

Ngay sau đó, một loạt các biện pháp gỡ "thẻ vàng" đã được triển khai ở 28 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, "thẻ vàng" vẫn chưa được gỡ. Điều này gây khó nhiều mặt cho thủy sản Việt Nam khi vào EU.

Phát triển bền vững ngành thủy sản

Quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong năm 2024 - Ảnh 1.

Minh bạch trong khai thác thủy sản là một trong những yếu tố quyết định đến việc gỡ thẻ vàng IUU.

Trước sự cấp thiết cũng như thời gian kiểm tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu (EC) không còn nhiều, ngày 22/4 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành Thủy sản.

Theo số liệu cập nhật của Cục Thủy sản, đến ngày 20/3/2024 tổng số tàu cá đã đăng ký đã được cập nhật lên VNFishbase là 68.946 chiếc (không bao gồm tàu kiểm ngư) tàu cá đánh bắt thủy sản trên biển, đây là con số rất lớn so với vùng biển chủ quyền của nước ta, cạn kiệt nguồn lợi do đánh bắt tận diệt như: sử dụng mắt lưới nhỏ, dùng thuốc nổ.., không có quy định thời gian cấm biển. Lúc này, cùng với ngăn chặn đánh bắt IUU, chung tay góp sức vì một đại dương xanh là suy nghĩ của những ngư dân cả đời gắn bó với nghề biển. Khi tất cả ngư dân đồng lòng nói không với khai thác IUU thì đó chính là tiền đề để xây dựng kinh tế thủy sản bền vững ở cả 3 trụ cột là khai thác, nuôi trồng và bảo tồn biển.

Ông Nguyễn Đình Ngọc, chủ tàu BV 96666TS, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: "Gỡ đượcthẻ vàngvà phải giữ được sự khai thác bền vững, nếu chúng ta khai thác như hiện tại, trước mắt nguồn lợi giảm rất nhiều, rất nhanh. Làm thế nào để bảo vệ được nguồn lợi, bớt lãng phí. Mục tiêu của ngư dân bây giờ không phải là đánh bắt được nhiều cá mà làm thế nào để giữ được giá trị khi hải sản đánh bắt lên tươi, ngon, bán được nhiều". Thực tế chỉ còn một số ít ngư dân cố tình vi phạm nhưng số ít này đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân. Khắc phục "thẻ vàng" còn trở thành cơ hội để nước ta tổ chức lại ngành kinh tế thủy sản, giảm đánh bắt, tăng nuôi trồng, nói không với khai thác tận diệt, chuyển đổi nghề thân thiện môi trường, phát triển sinh kế mới gắn với kinh tế biển.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Đến thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gần như đã hoàn thành tất cả những thể chế, quy định cuối cùng theo kiến nghị của EC. Không chỉ là sự quyết liệt ở trung ương mà ngư dân cũng hiểu được đây là sự sống còn, không phải là IUU nữa mà là nghề cá bền vững của chúng ta. Không phải vì một đợt thanh tra mà chúng ta đối phó, việc gỡ tấm thẻ này là bước đầu để chúng ta vào một ngành Thủy sản phát triển bền vững".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu 28 tỉnh ven biển phải thống nhất cùng phối hợp để quản lý tốt tàu cá, trong tháng 4 phải dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá không giấy phép, không đăng ký, không đăng kiểm, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác với mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" sau lần kiểm tra thứ 5 sắp tới của EC. Rà soát các khuyến cáo của EC và có ngay những điều chỉnh cần thiết để tạo chuyển biến mạnh trong thực tế. Ông Nguyễn Quang Hùng – Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: "Tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023, Uỷ ban châu Âu (EC) cho rằng công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính về IUU chưa nghiêm, mới xử phạt được đạt khoảng > 10%, rất thấp. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần khẩn trương rà soát tối đa các hồ sơ, đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm các vi phạm hành chính, đặc biệt là các vụ việc vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài và để báo cáo với EC".

 

Còn đó những nỗi lo vi phạm

Quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong năm 2024 - Ảnh 2.

Việc quản lý được số tàu cá đòi hỏi phải được chuẩn hóa trên quy mô cả nước. Ảnh: TTXVN.

Từ năm 2023 đến nay, 28 tỉnh ven biển đã xử phạt trên 90 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm khai thác IUU, trong đó tỉnh Kiên Giang đã truy tố xét xử điển hình một vụ, áp dụng hình thức tịch thu tàu cá vi phạm, tạo sự răn đe cho cộng đồng ngư dân, nhưng nút thắt hiện nay là quản lý gần 15.000 tàu từ 12 - 15m, đây là tàu hoạt động vùng lậu nhưng vì không phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nên nguy cơ vi phạm IUU là điều cần tính đến.

Bên cạnh việc xác định tàu có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác, việc quản lý tàu "3 không": không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản cũng được gấp rút triển khai. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã rà soát các tàu cá của ngư dân chưa được cấp số trong toàn tỉnh để tiến hành lập hồ sơ cấp lại toàn bộ số tàu cá để đưa vào quản lý, với các chủ tàu cá thì đây là một sự thay đổi lớn. Đến thời điểm này, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã cấp số tạm cho hơn một nửa số tàu "3 không" của địa phương. Còn hơn 400 tàu sẽ được tỉnh tiến hành cấp số ngay trong tháng 4. Tuy nhiên, việc cấp số chỉ là bước đầu, để quản lý được số tàu này đòi hỏi phải được chuẩn hóa trên quy mô cả nước.

Ông Nguyễn Bi – Trưởng phòng quản lý khai thác, Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: "Địa phương đang gặp khó khăn đối với việc quản lý các tàu thiếu xuất xứ nguồn gốc chứng từ, đóng mới và mua cũng không có văn bản chấp thuận. Muốn hợp thức hóa tàu cá này thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải sửa đổi Thông tư số 23, sau khi có hiệu lực thì địa phương sẽ căn cứ vào đó và tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép để hợp thức hóa tất cả các thủ tục để bà con có đầy đủ các điều kiện để hoạt động, đảm bảo tuân thủ quy định chống khai thác bất hợp pháp".

 

Tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài

Quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong năm 2024 - Ảnh 3.

Phát triển nuôi biển góp phần hiện thực hoá chiến lược Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển.

Trước đợt kiểm tra thứ 5 của Ủy ban EC về những quy định IUU và để phát triển ngành thủy sản về lâu dài, Việt Nam cần giải nhiều bài toán về cơ chế, cách triển khai, thực hiện như: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; Thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, giảm phát thải, có khả năng cạnh tranh cao; Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động.

Triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản; đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm