Sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh
DNVN - Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tích cực nhưng sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như khí hóa lỏng, tivi, sắt, thép thô, linh kiện điện thoại, điện thoại di động...
Thị phần cà phê Việt tại Singapore còn rất khiêm tốn / Đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo, không cần qua EVN
Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Một số địa phương có IIP tháng 4/2024 tăng cao so với tháng trước như: Sơn La tăng 36,4%, Vĩnh Phúc 17,6% Thái Bình 16,8%, Hà Giang 14,2%, Kiên Giang 12,5%, Bắc Kạn 11,2%, Hòa Bình 9,8%, Yên Bái 9,6%, Sóc Trăng 9,5%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6 % so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước.
Trong 4 tháng đầu năm, có 54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 9 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước (như Phú Thọ tăng 29,6%, Bắc Giang tăng 24,1%, Hà Nam tăng 15,5%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao so với cùng kỳ năm trước (như Khánh Hòa tăng 593,5%, Trà Vinh tăng 144,7%, Thanh Hóa tăng 30%).
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như Hà Tĩnh giảm 9%, Cà Mau giảm 5,6%; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm so với cùng kỳ năm trước như Hòa Bình giảm 51,7%, Sơn La giảm 46,2%, Quảng Ninh giảm 23,7%; ngành khai khoáng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như Hà Giang giảm 62%.
Trong số 9 địa phương có IIP giảm, một số địa phương, trong đó có địa phương trọng điểm về sản xuất công nghiệp có IIP giảm như Bắc Ninh giảm 5,5%. Chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tại một số địa phương giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hòa Bình giảm 51,7%, Sơn La giảm 46,2%, Quảng Ninh giảm 23,7%, Lai Châu giảm 16,6%.
Đáng chú ý, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như khí hóa lỏng giảm 20,4%, tivi giảm 11,1%, sắt, thép thô giảm 7,9%, linh kiện điện thoại giảm 7,2%, điện thoại di động giảm 2,8%.
Trong khi đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/4 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,4% so với cùng thời điểm năm trước. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực trong phục hồi sản xuất.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Cột tin quảng cáo