Sau khi được cấp "visa" sang Mỹ, giá dừa trong nước tăng mạnh
Xuất khẩu cá ngừ sang Israel tăng trưởng ấn tượng / Gần 100 doanh nghiệp tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan
Trong vài ngày qua, tại tỉnh Tiền Giang, người nông dân vùng chuyên canh dừa có thu nhập khá khi bán loại trái cây này tại vườn với mức 60.000 – 65.000 đồng/chục (12 trái) , bình quân mỗi trái dừa có giá trên 5.000 đồng. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay. Việc giá dừa tăng mạnh trở lại sau sau thông tin được xuất khẩu Mỹ khiến bà con trồng dừa rất phấn khởi, bởi cây dừa là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diện tích hiện có hơn 194.000 ha, Việt Nam đang xếp vị trí thứ 5 châu Á và là một trong những quốc gia có năng suất dừa cao nhất trên thế giới cùng với 5 loại cây khác là tiêu, điều, cà phê, chè, cao su .
Trong đó, vùng ĐBSCL chiếm 88,1% diện tích dừa cả nước, với khoảng 171.000 ha. Các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn lần lượt là: Bến Tre hơn 78.000 ha, Trà Vinh hơn 26.000 ha, Tiền Giang hơn 21.600 ha, Vĩnh Long hơn 10.500 ha, Kiên Giang hơn 6.100 ha.
Bên cạnh thị trường Mỹ, dự kiến thời gian đàm phán xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc cũng sẽ có kết quả vào cuối năm nay, đầu năm 2024. Việc mở rộng xuất khẩu chính ngạch vào 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ đã tạo động lực lớn cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào đăng ký xây dựng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu, mở ra tương lai rất tươi sáng cho ngành dừa của tỉnh
Năm qua, kim ngạch xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD, đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu thống kê được các nhóm sản phẩm khác sử dụng nguyên liệu từ dừa, thì ngành này có thể đã vào nhóm xuất khẩu tỷ USD.
Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Dũng, ngành dừa là một trong những ngành hàng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, ngành dừa Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển về sản phẩm và thị trường như: nhóm trọng điểm là nước cốt dừa/bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng lon/hộp và than hoạt tính; nhóm tiềm năng cao gồm dầu dừa/tinh dầu dừa, thạch dừa/mặt nạ thạch dừa, xơ dừa/các sản phẩm xơ dừa/mụn dừa; nhóm sản phẩm có thể phát triển là các sản phẩm như đồ uống - sữa dừa độ béo dưới 5%, bơ dừa và bánh quy bơ dừa.
Ông Bùi Dương Thuật - Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Mekong, tỉnh Bến Tre cho biết, công ty đang chuẩn bị xuất khẩu lô hàng đầu tiên trở lại sang thị trường Mỹ dự kiến vào cuối tháng 8/2023. Bước đầu công ty đã nhận đơn hàng xuất khẩu 5 container (20 ngàn trái/container).
Định hướng sắp tới khi các thị trường Mỹ, Trung Quốc mở cửa, với mong muốn xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu một cách bài bản hơn, công ty sẽ mở rộng vùng trồng, hỗ trợ nhà vườn nâng cao kiến thức canh tác vườn dừa đúng theo quy trình sản xuất, tập trung sản xuất theo hướng có chất lượng cao, liên kết và phát triển bền vững, tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận tức thời.
Theo Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) - Bộ Nông nghiệp Mỹ mô tả về dừa bao gồm lớp vỏ cứng, có kết cấu gỗ bên trong, bao quanh cùi (nội nhũ) và chất lỏng (sữa hoặc nước). Hạt dừa có ba góc cạnh, có ba lỗ rỗng to, hơi trũng, hạt dừa nhỏ hơn trái dừa. Quả dừa bao gồm lớp vỏ ngoài (còn gọi là vỏ ngoài), lớp vỏ quả giữa và lớp vỏ quả bên trong, tất cả đều bao quanh quả dừa hoặc hạt. Dừa thương phẩm là trái đã bỏ vỏ, đã tách ít nhất 75% (3/4) phần xơ dừa và loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh bên ngoài. Trái dừa có nước là trái có sức sống và có khả năng nảy mầm. Cùi và sữa dừa có thể dùng làm thức ăn. Dừa non có màu xanh tươi và nếu nứt ra thì bên trong hầu hết là nước dừa và ít cơm dừa. Vỏ từ từ chuyển sang màu nâu khi quả chín. Ở độ chín cao nhất, khi thịt dừa đã cứng lại, lớp vỏ bên ngoài có màu nâu đặc trong suốt… |
End of content
Không có tin nào tiếp theo