Sẽ không kiểm dịch hàng thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm
Fitch Solutions: Nhờ EVFTA, thuỷ sản của Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế / Bước chuyển mình của chế biến nông thuỷ sản
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), với quyết định trên có thể thấy Bộ NN&PTNT đã lắng nghe, tháo gỡ khó khăn kéo dài suốt từ năm 2009 đến nay cho cộng đồng DN thủy sản.
Đặc biệt, trong năm 2021, VASEP nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp (DN) XK thủy sản về việc các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuỷ sản (đông lạnh, hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền,…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch quy định tại các Thông tư về “kiểm dịch” của Bộ NNPTNT: TT26/2016, TT36/2018, TT15/2018. Trong đó, phần lớn và chủ yếu (tính theo lượng) là sản phẩm thuỷ sản đông lạnh dùng làm thực phẩm.
Ảnh minh hoạ.
Danh mục hàng phải “kiểm dịch” theo quy định tại TT26-36-15 rất rộng. Các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (hồ sơ, cảm quan) dù là nhập cho mục đích gì (gia công hàng XK, hay tiêu dùng nội địa) và có lịch sử ra sao; việc lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để SXXK, GCXK và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa. Việc này dẫn đến quy mô và số lượng mặt hàng, lô hàng phải “kiểm tra nhập khẩu” hiện nay là rất lớn.
Về kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến NK tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam (các thủy sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người, Bộ NN&PTNT cho biết Bộ đã ban hành Thông tư số 11/2021/BNNPTNT về bảng mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Theo đó, đã đưa sản phẩm thủy sản đã qua chế biến như nhiệt, sấy khô, xông khói, hóa chất, ướp muối, lên men… ra khỏi danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch.
Về kiến nghị sớm hoàn tất việc số hóa thủ tục kiểm dịch NK để đưa các thủ tục này lên Cổng thông tin một cửa Quốc gia, không bắt buộc phải nộp hồ sơ giấy, Bộ cho biết, không bắt buộc DN phải nộp hồ sơ giấy. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn cách gửi hồ sơ như: gửi qua dịch vụ bưu chính công; qua email, fax sau đó gửi bản chính, gửi qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Hiện nay, toàn bộ thủ tục kiểm dịch thủy sản đã được triển khai trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia có trên 95% lượng hồ sơ đã thực hiện.
Bộ NN&PTNT cho biết thêm, tại Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022, Bộ đã chỉ đạo cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung các Thông tư 26/2016, Thông tư 36/2018 và Thông tư 11/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo