Năm 2023, gói chính sách tiền tệ hướng dòng tiền vào các kênh đầu tư thực chất
Chính sách tiền tệ thời… Covid-19: Kịp thời, thận trọng và không tràn lan / Sẽ điều chỉnh mạnh chính sách tiền tệ khi cần thiết
Theo Tổng cục Thuế, năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) được Quốc hội giao cho cơ quan Thuế là 1.174.900 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý đạt hơn 1.500 tỷ đồng, đạt 129% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2023, dự toán thu NSNN năm 2023 Quốc hội, Chính phủ giao cho cơ quan thuế là 1.373.244 tỷ đồng. Trong đó, thu dầu thô là 42.000 tỷ đồng, thu nội địa hơn 1.331 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nguồn thu nội địa năm 2023 còn nhiều biến động, dòng tiền tạm thời nhàn rỗi trong giai đoạn nền kinh tế ngưng chệ do dịch bệnh COVID-19 đã tìm đến kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, đã mang lại nguồn thu ngay cho NSNN giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022.
“Gói chính sách tiền tệ và các giải pháp lành mạnh hóa thị trường của NHNN dự báo sẽ hướng dòng tiền vào các kênh đầu tư thực chất, tạo ra giá trị tăng thêm cho xã hội, nhưng sự chuyển hướng này cần nhiều thời gian hơn để quay vòng tạo ra lợi nhuận và nguồn thu cho NSNN”, Tổng cục Thuế nhấn mạnh.
Các chính sách miễn, giảm thuế ban hành trong năm 2022 vẫn còn ảnh hưởng đến nguồn thu năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022).
Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển. Trước mắt, có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so dự toán đã tính toán, tạo áp lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách đối với ngành thuế trong năm 2023.
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi áp lực từ sức ép lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị leo thang, khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng kéo theo khủng hoảng các thị trường hàng hóa khác.
Theo báo cáo của NHNN, đến nay đã có 80 nước trên thế giới có lạm phát từ 2 con số trở lên, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ… sẽ có thể kích hoạt cho sự suy giảm, thậm chí suy thoái kinh tế diễn ra nhanh hơn ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
Là nền kinh tế có độ mở cao, những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới đã và đang tạo sức ép lớn tới kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Trước những khó khăn kép mà nền kinh tế đang phải đối phó từ sức ép bên ngoài do bối cảnh thế giới và nội tại nền kinh tế do tác động lớn của dịch bệnh trong 2 năm qua đối với một số ngành, lĩnh vực, ngành thuế xác định thu ngân sách năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ phải đối diện với những áp lực lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo