Tận dụng tốt FTA, Việt Nam vượt kế hoạch xuất siêu
Cơ hội hợp tác dệt may giữa doanh nghiệp Việt Nam và thành phố Surat (Ấn Độ) / An Giang: Bắt giữ 3 xe chở hàng nhập lậu ước trị giá 1,1 tỷ đồng
Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt gần 300 tỷ USD(299,67 tỷ USD), tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,5%). Mục tiêu về đích giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 600 tỷ USD, riêng xuất khẩu 300 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm nay cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến nghị về những thách thức đối với các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022. Cụ thể, trước tác động của đại dịch COVID-19, xuất khẩu năm tới vẫn còn rất nhiều diễn biến khó lường, doanh nghiệp cần chủ động trong quản trị rủi ro và sẵn sàng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại khi tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…
PV: Xin ông cho biết đâu là những điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 - ngoài các con số như tăng trưởng đạt 2 con số hay là kim ngạch đạt hơn 600 tỷ USD…?
Ông Trần Thanh Hải: Bên cạnh các con số như trên thì chúng ta cũng thấy có một số điểm sáng tích cực khác.
Thứ nhất là về mặt cơ cấu các mặt hàng thì cũng đã trở nên đa dạng và các nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 86% giá trị xuất khẩu của cả nước và giảm tỷ trọng xuất khẩu (XK) các mặt hàng nguyên liệu khoáng sản thô và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến lên. Nhóm công nghệ chế biến này cũng tăng 18% và đấy cũng chính là động lực giúp cho tăng trưởng của chúng ta vẫn duy trì tốt trong thời gian vừa qua.
Về mặt thị trường thì chúng ta thấy thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và tận dụng hiệu quả thị trường các FTA. Ví dụ như các thị trường trong khối EU, Anh, rồi các thị trường mới trong CPTPP như Mexico, Canada, Peru… đều cho thấy các con số tăng trưởng rất tốt
PV: Vậy đâu là những điểm còn hạn chế mà chúng ta cần phải vượt qua trong hoạt động xuất nhập khẩu nhìn từ thực tế thời gian qua, thưa ông?
Ông Trần Thanh Hải: Mặc dù có được những con số khả quan như vậy nhưng chúng ta vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn.
Trước hết là hiện nay tình hình dịch bệnh thì cũng chưa được kiểm soát hoàn toàn và vẫn có những diễn biến phức tạp. Chúng ta đã có Nghị quyết 128/NQ-CP, qua đó giúp cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tại từng thời điểm hoặc là từng lúc, từng chỗ thì việc dịch bệnh bùng phát cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
Thứ hai, cũng từ yếu tố dịch bệnh thì hiện nay các chi phí, đặc biệt là những chi phí về vận chuyển bằng đường biển, chi phí về nguyên liệu cũng có sự gia tăng, vì vậy đã tạo sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Một điểm nữa chúng ta cũng thấy, ví dụ với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc - thì hiện nay Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu. Và đặc biệt là từ ngày 01/01/2022 tới thì Trung Quốc sẽ siết chặt các quy định về kiểm tra, nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được những thông tin này để không bị ảnh hưởng trong quá trình XK sangTrung Quốc.
PV: Ông dự báo như thế nào về hoạt động xuất nhập khẩu của năm 2022?
Ông Trần Thanh Hải: Năm 2022 thì chúng ta thấy trước mắt yếu tố dịch bệnh vẫn tiềm ẩn và khó đoán định. Nếu mà có những bùng phát lớn về dịch bệnh thì vẫn có thể có tác động nhất định đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, về cơ bản với cơ sở hạ tầng cũng như lực lượng lao động mà chúng ta vẫn đang duy trì được như hiện nay, và với đà như hiện nay thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng như trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khi chúng ta có những hiệp định thương mại mới từ đầu năm 2022 - Hiệp định Thương mại tự do RCEP có hiệu lực thì cũng sẽ tạo thêm xung lực mới để các doanh nghiệp của chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường...
PV: Vậy ông có lưu ý gì đối với các doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, khi mà còn rất nhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của COVID-19?
Ông Trần Thanh Hải: Giai đoạn năm 2020-2021 cho các doanh nghiệp thấy bài học rất lớn. Đó là việc quan tâm, chú trọng đến chuyện quản lý rủi ro, phòng ngừa rủi ro trước những yếu tố bất ổn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - mà cụ thể thời gian vừa qua là dịch bệnh. Từ yếu tố dịch bệnh đã dẫn đến những yếu tố về mặt đứt gãy nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng và giá cả hàng hoá, logistics cũng gia tăng. Đây là những bài học mà doanh nghiệp của chúng ta cũng đã nhận thấy trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó còn là câu chuyện về phòng vệ thương mại. Các biện pháp bảo hộ của các thị trường nhập khẩu cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định, các doanh nghiệp cần chuẩn bị để ứng phó và có các biện pháp thích hợp nếu chúng ta còn gặp những trường hợp mà bị tham gia vào những vụ kiện thương mại như vậy. Đây là hai điều doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm…
PV: Vậy dưới góc độ quản lý nhà nước thì sao thưa ông? Các cơ quan chức năngsẽ đẩy mạnh các công tác nàotrong hoạt động xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2022, thưa ông?
Ông Trần Thanh Hải: Chúng ta thấy vai trò của công tác xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin thương mại cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh các biện pháp giãn cách đã làm hạn chế sự giao lưu và đi lại của các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua các công cụ và các nền tảng trực tuyến. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp của chúng tavẫn duy trì được quan hệ giao thương với các nước,đồng thời có thể mở rộng được đến nhiều thị trường mà ngay cả trong điều kiện bình thường thì khả năng giao lưu đi lại và gặp trực tiếp cũng rấtkhó khăn (ví dụ như những thị trường ở châu Đại Dương và châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh…). Đây là những cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp cần tận dụng và khai thác.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi