Tăng cường truy xuất nguồn gốc
Vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động sau 11 tháng / Nhiều bất lợi làm xuất khẩu thủy sản sụt giảm
Ngày 1/11/2019, Cục Kiểm tra An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công nhận hệ thống kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện tương đương với Mỹ. Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất, chỉ các sản phẩm cá và cá Siluriformes nguyên liệu được sản xuất tại các cơ sở được chứng nhận bởi cơ quan thẩm quyền Việt Nam mới đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ. Tất cả các sản phẩm này sẽ được kiểm tra lại tại các cơ sở kiểm định của FSIS tại Mỹ. Năm 2019, Trung Quốc cũng siết chặt việc nhập khẩu tiểu ngạch khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm hải sản từ Việt Nam qua biên giới rất khó khăn trong thời điểm nửa đầu năm 2019 và tình hình chỉ cải thiện nhiều từ tháng 6/2019. Tuy vậy, việc xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa hết khó khi nước này yêu cầu thủy sản nhập khẩu phải có chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), bao bì đóng gói phải có tiếng Trung và tiếng Anh, phù hợp với tiêu chuẩn đóng gói của Trung Quốc... thay vì xuất khẩu tiểu ngạch đơn giản như trước đây.
Ảnh minh họa.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, về cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ nuôi; bởi chỉ có những sản phẩm minh bạch về nguồn gốc và quy trình nuôi cũng như chất lượng tốt mới có nhiều cơ hội xuất khẩu. Tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng thủy sản của Việt Nam; việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đã được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm của Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua, thay vì mua nguyên liệu trôi nổi, các nhà máy và các tập đoàn đã xây dựng vùng nuôi lớn, khép kín. Điển hình là Tập đoànViệt - Úc có hệ thống 9 công ty giống trải dài khắp cả nước với tổng công suất khoảng 43 tỷ tôm post/năm; hay Tập đoàn Minh Phú sở hữu vùng nuôi rộng lớn với hơn 900 ha nuôi tôm, cùng hơn 12.000 ha nuôi tôm sinh thái liên kết và hơn 100.000 ha của các hộ nuôi tôm trong chuỗi cung ứng, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc… Tuy vậy, bên cạnh đó, cũng còn không ít các doanh nghiệp, các trang trại nhỏ và vùng nuôi còn gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hoàn thành các thủ tục pháp lý chứng nhận cho sản phẩm của mình đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam đã thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điển hình là việc Liên minh châu Âu đã áp dụng “thẻ vàng” đối với sản phẩm đánh bắt của Việt Nam vì vẫn còn hiện tượng chưa minh bạch về nguồn gốc đánh bắt cũng như quy trình đánh bắt (chống đánh bắt bất hợp pháp) theo tiêu chuẩn châu Âu. Mặt khác, việc tiêu thụ sản phẩm trên thế giới hiện phụ thuộc rất nhiều và hàng rào thuế quan và các sắc thuế; theo đó, để được ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa. Đây là thách thức đáng kể khi ngành thủy sản vẫn còn phụ thuộc nhất định vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và các doanh nghiệp cũng chưa thật sự đề cao vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá