Thị trường

Tăng nhập thịt heo ngoại, 'cảnh báo đỏ' với ngành chăn nuôi

Việt Nam không thiếu thịt heo nhưng nếu giá tiếp tục "neo" cao, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu. Liệu ngành chăn nuôi heo có cạnh tranh nổi với thịt ngoại hay không.

Cà phê Việt Nam giảm thị phần ở nước tiêu dùng lớn thứ 8 thế giới / Quảng Nam: Làm giàu từ trồng cây cải con sạch

Những tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt heo vào Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh, lên mức ba con số. Đây là cảnh báo cho ngành chăn nuôi trong nước.

Nhập khẩu thịt heo tăng 205%

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 25.291 tấn thịt heo và sản phẩm thịt heo, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Mỹ 5,53%.

Thịt heo Việt Nam khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại về giá

Thịt heo Việt Nam khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại về giá

Để đảm bảo nhập khẩu thịt heo, từ cuối năm 2019, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hỗ trợ, thúc đẩy nhập khẩu thịt heo từ Mỹ và các nước có mối quan hệ thương mại (Brazil, Đức, Liên bang Nga, Úc,...).

Sang năm 2020, các chương trình, cuộc hội đàm để đẩy mạnh nhập khẩu thịt heo tiếp tục diễn ra. Cụ thể, từ tháng 1/2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thú y làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của Lào và Campuchia để xúc tiến các thủ tục nhập khẩu heo sống từ các nước này theo nguyên tắc bảo đảm tuân thủ các quy định và không có nguy cơ về dịch bệnh.

Từ ngày 24-28/2/2020, Bộ NN&PTNT đã thành lập Đoàn công tác sang Mỹ để thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước; trong đó có nội dung tăng nhập khẩu thịt heo từ Mỹtheo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mới đây nhất, ngày 6/3/2020, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga về hợp tác thúc đẩy xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; trong đó có nội dung Tập đoàn này dự kiến cuối tháng 3/2020 sẽ có các lô hàng thịt heo xuất khẩu sang Việt Nam.

 

Đáng chú ý, khi đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu thịt heo trong thời gian tới, Cục Thú y đã đề xuất đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan diện rộng, các nước ngừng nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt heo. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu các doanh nghiệp không kéo giảm được giá thịt heo, chắc chắn Chính phủ sẽ tăng cường nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Canada, thậm chí từ Lào, Campuchia. Nếu mở cửa thị trường này, mai kia muốn khép lại để "giải cứu" ngành chăn nuôi sẽ rất khó.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng khẳng định: Bộ này tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, kết nối với các Tham tán thương mại ở nước ngoài tìm kiếm nguồn nhập khẩu hiệu quả để cung ứng nhu cầu trong nước.

Giá thành cao nên khó cạnh tranh

Đây là tin vui với người tiêu dùng khi có nhiều lựa chọn hơn, song với ngành chăn nuôi trong nước nói chung, nuôi heo nói riêng là rất khó khăn.

 

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, dự báo nguồn cung thịt heo sẽ tăng cao từ tháng 3/2019 và nguồn cung cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn.Điều này cho thấy, Việt Nam hoàn toàn không thiếu thịt heo. Vấn đề là làm sao để cạnh tranh được với thịt heo ngoại khi giá thành chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn, chi phí sản xuất thịt heo của Việt Nam đang cao so với nhiều nước.

Chi phí chăn nuôi heo của Việt Nam cao hơn nhiều nước

Chi phí chăn nuôi heo của Việt Nam cao hơn nhiều nước

Cụ thể, trong khi chi phí sản xuất thịt heo của Việt Nam là 42,5 nghìn đồng/kg, thì tại Canada chỉ là 26,6 nghìn đồng/kg, Mỹ: 26,6 nghìn đồng/kg, Tây Ban Nha: 32,7 nghìn đồng/kg, Đan Mạch: 33,8 nghìn đồng/kg, Bỉ: 34,3 nghìn đồng/kg, Pháp: 34,3 nghìn đồng/kg, Séc: 36,8 nghìn đồng/kg, Anh: 38,2 nghìn đồng/kg...

 

Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, giá nhập khẩu thịt heo từ các thị trường này giảm về 0% sẽ là thách thức đối với mặt hàng thịt heo Việt Nam.

Ông Kiều Đình Thép, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Namcho biết, mỗi ngày doanh nghiệp này đang cung cấp khoảng 15.000-17.000 con heo ra thị trường. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp là 47.000 - 53.000 đồng/kg. Với người chăn nuôi đơn lẻ do phải mua con giống nên giá thành rơi vào 55.000 - 60.000 đồng/kg.

Vì dịch bệnh hoành hành nên doanh nghiệp phải tốn thêm các khoản phí phát sinh như phí sát trùng, phí cách ly... Ông Thép cho biết, nếu như trước đây, mỗi ngày công ty C.P phun sát trùng một lần, nay ngày 2-3 lần, gia tăng thêm xe vận chuyển... đã đẩy giá thành chăn nuôi lên cao, tăng từ 10-20% so với trước khi có dịch tả heo châu Phi.

Với mức chi phí này, chắc chắn ngành chăn nuôi Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh với thịt heo ngoại.Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng nhấn mạnh: "Khi đã tham gia vào thị trường quốc tế, chúng ta chấp nhận áp lực cạnh tranh thậm chí ngay cả trên sân nhà. Sản phẩm của mình phải cạnh tranh về giá cả, an toàn thực phẩm.Một số nước châu Âu có dịch tả heo châu Phi nhưng họ vẫn xuất khẩu được đó là vì họ sản xuất quy củ, chuyên nghiệp. Việt Nam cũng cần phải tiếp cận những nước đó để học hỏi kinh nghiệm".

Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng dophân khúc chế biến và thị trường chưa được chú trọng, thiếu sự kết nối và điều hành tổng thể, qua nhiều tầng trung gian đã đẩy giá thịt heo lên cao. Vì vậy, giải pháp căn cơ là đẩy mạnh chăn nuôi theo chuỗi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để hạn chế rủi ro dịch bệnh...

 

Đề xuất đưa thịt heovào diện bình ổn giá

Mới đây, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp về kiểm soát giá thịt heovà việc đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng này.

Tại cuộc họp, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, vừa qua đoàn liên ngành có đi kiểm tra thực tế tại một số doanh nghiệp, cho thấydù ảnh hưởng bởi dịch tả heochâu Phi, chi phí sản xuất có cao hơn, nhưng bình quân giá thành vào khoảng 45 nghìn/kg; và với giá bán 72 nghìn/kg thì doanh nghiệpđang lãi 2 triệu đồng/con 100 kg; nếu bán với giá 72-74 nghìn/kg, doanh nghiệplãi2,5-3 triệu đồng/con.

Vì vậy, ông kiến nghị: Đưa mặt hàng này vào trong mặt hàng bình ổn giá theo Luật Giá. Sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào chi phí, đưa ra một mức giá, nếu dịch bệnh giá tăng lên bao nhiêu thì mớimới điều chỉnh. Vì mặt hàng thịt lợn cơ bản chiếm gần 60% trong rổ thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vấn đề lạm phát.

 


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm