Thị trường

Tăng trưởng tín dụng đối mặt khó khăn

Theo các chuyên gia, kế hoạch vay vốn của các doanh nghiệp cũng như giải ngân vốn của ngân hàng trong thời gian tới nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc sớm kiểm soát dịch bệnh.

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian cách ly xã hội / Xuất khẩu nỗ lực 'chạy nước rút' cuối năm

Những khó khăn của doanh nghiệp do tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư đang là thách thức lớn đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tiềm ẩn nợ xấu gia tăng và tăng trưởng tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vòng quay tín dụng chậm lại

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến thời điểm này tín dụng của toàn hệ thống tăng gần 7% so với cuối năm trước. Mặc dù vẫn được đánh giá mức tăng là tích cực trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng theo dự báo của giới chuyên môn, việc tiếp tục thực hiện giãn cách tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hiện nay sẽ tác động không nhỏ đến tăng trưởng tín dụng.

DSC-0657-9035-1630428010.jpg

Ngành ngân hàng triển khai nhiềugiải pháp để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù, hiện nay hầu hết các ngân hàng tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, vòng quay tín dụng vẫn chậm lại do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tạm ngưng hoạt động, gián đoạn sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chậm.

Mặt khác, do nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng, nên các nhà băng thận trọng hơn và không thể hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng. Trong khi đó, với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tính minh bạch của thông tin không cao và khó khăn vì dịch bệnh, nên thường khó đáp ứng được các tiêu chuẩn tín dụng.

Khó khăn này, về mặt quản trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn và gia tăng áp lực về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, giữa huy động vốn và hoạt động tín dụng.

Kết quả khảo sát được NHNN công bố trước đó cũng cho thấy, các TCTD dự báo dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 4,7% trong quý III/2021 và tăng 13,1% trong năm 2021, điều chỉnh giảm so với mức kỳ vọng 14,7% tại kỳ điều tra trước.

Theo các chuyên gia, kế hoạch vay vốn của các doanh nghiệp cũng như giải ngân vốn của ngân hàng trong thời gian tới nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc sớm kiểm soát dịch bệnh.

 

Bứt tốc trong quý IV?

Đầu năm nay NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vaccine đại trà và dịch COVID-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12%-13%, có thể đạt 14%. Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng Sáu, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10%-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7%-8%.

Trong 3 kịch bản, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế từng cho biết, NHNN kỳ vọng tăng trưởng tín dụng kịch bản 1 nhưng kịch bản 2 có khả năng xảy ra, kịch bản 3 gần như không mong muốn xảy ra nhưng cần phải đưa ra.

Với tình hình hiện nay, diễn biến thực tế đang gần giống với kịch bản số 3 nhất, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 thứ tư. Tuy nhiên, với tốc độ tiêm vắc xin đang được đẩy mạnh và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ để khống chế và dập dịch, các chuyên gia kỳ vọng, đầu tháng 10 dịch bệnh sẽ được kiểm soát, tín dụng có thể bứt tốc cùng mùa cao điểm trong quý IV và đạt được mục tiêu cả năm 2021.

Nhận định trên không phải là không có cơ sở. Bởi hiện tại, các ngân hàng đang triển khai rất nhiều giải pháp để hỗ trợ cho khách hàng như mạnh tay cắt giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, tung các gói tín dụng ưu đãi với quy mô lớn hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp có trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 19 tỉnh, thành phía Nam đang bị giãn cách hoạt động hoặc mục đích vay vốn thuộc các ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dệt may, da giày, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp.

 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp dịch bệnh đã dần thích nghi và có biện pháp tiếp cận tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.

“Thực tế, báo cáo tài chính quý II của một số ngân hàng cũng ghi nhận tín dụng tăng trưởng mạnh, có nhà băng đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng được phân bổ cho cả năm 2021. Vì vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát doanh nghiệp sẽ sớm phục hồi, nhu cầu vốn mạnh hơn. Qua đó, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 10-12% cho cả năm 2021”, một chuyên gia ngân hàng nhận định.

NHNN cho biết sẽ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh. Trong đó, ưu tiên tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm