Tạo đà cho kinh tế - xã hội bứt tốc
Hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 71,5% sản lượng / VNG rót vốn đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế
Nhiều điểm sáng tích cực
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 64.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký hơn 601.200 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 426.400 lao động, tăng 4,5% về số doanh nghiệp, tăng 5,7% về vốn đăng ký và tăng 5% về số lao động.
Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương ước thực hiện đạt 26,6% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8%; thu ngân sách Nhà nước tăng 14,8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7%...
Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD), trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD... Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,03% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách tăng 6,1%; vận chuyển hàng hóa tăng 11,4%...
Trong lĩnh vực xã hội, chính sách thị thực thuận lợi, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 được các địa phương đẩy mạnh, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. 5 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,6 triệu lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ. Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 18.500 tấn gạo cứu đói...
Theo các chuyên gia kinh tế, 2024 là năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm 2021 - 2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bô, ngành, địa phương đã dốc toàn lực cho chặng đường về đích. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao những kết quả đạt được về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2024, tạo đà giúp nền kinh tế bứt tốc năm 2024.
Hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%
Phân tích bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết, hàng loạt chỉ số kinh tế quan trọng Chính phủ đặt ra đều có dấu hiệu khởi sắc, đạt mức tăng trưởng tốt so với năm 2023 trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Nếu so với tháng 3 và tháng 4/2024, mức tăng của các chỉ số trên trong tháng 5 đều duy trì ổn định.
Đáng chú ý, vốn thực hiện các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục duy trì tín hiệu tích cực. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, bất chấp những khó khăn hiện hữu. Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư...) như: Bà Rịa -Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng Yên... cho thấy nền kinh tế đang hồi phục nhanh.
Nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế nhận định, từ nay tới cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 - 6,5%, Chính phủ, các Bộ ngành tiếp tục phải cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí xuất nhập khẩu, logistic để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất để doanh nghiêp có thêm các đơn hàng xuất khẩu. Mong muốn của doanh nghiệp là tiếp cận nguồn vốn để doanh nghiệp có chi phí vốn giá rẻ, duy trì tăng trưởng ổn định.
“Chính phủ cần quan tâm, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bởi đây là các đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của các vùng. Cần đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước, tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình; xem xét giải quyết bất cập về giá vé máy bay để kích thích du lịch, tiêu dùng; tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài những giải pháp từ Chính phủ, các địa phương cũng cần chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam cần ưu tiên thúc đẩy các dự án lớn của ngành điện, nhằm giải quyết bài toán cung ứng điện; quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai...”, PGS.TS Bùi Quang Bình (Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng) kiến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg