Tập trung xúc tiến xuất khẩu sản phẩm công nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Cơ hội lớn từ đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL / Đội ngũ nông dân chuyên nghiệp đã và đang hướng tới cánh đồng phát thải thấp
Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm thế mạnh
Tại hội nghị xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ ngày 12/12 tại Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là khu vực đi đầu trong hội nhập, phát triển công nghiệp, thương mại và thu hút đầu tư, với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu.
11 tháng năm 2023, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa của địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ đạt hơn 200,5 tỷ USD, chiếm gần 32,4% thương mại của Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành, là khu vực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao của cả nước nên vùng Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng khá mạnh về hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2023.
Các động lực tăng trưởng chính nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức. Cán cân thương mại xuất khẩu đã được cải thiện trong những tháng cuối năm.
Tuy vậy, nhìn chung xuất khẩu trong thời gian tới vẫn đang đối mặt với các thách thức chung từ sự suy giảm của các thị trường và các đối tác xuất khẩu truyền thống, do tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi như kỳ vọng.
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2023 của khu vực đạt 93,3 tỷ USD, giảm 12,4% so với cùng kỳ 2022, chiếm 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Đông Nam Bộ là vùng có động lực tăng trưởng kinh tế lớn cho cả vùng phía Nam. Nơi đây có nhiều lợi thế như số lượng doanh nghiệp (DN) lớn, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ…
“Xuất phát từ lợi thế vùng Đông Nam Bộ, trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung vào hoạt động hỗ trợ vùng này xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao. Đây là những sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh rất cao của vùng”, ông Phú nhấn mạnh.
Để phát huy năng lực cạnh tranh, thế mạnh của vùng, các địa phương cần phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có lợi thế của vùng.
UBND các tỉnh, sở, ban, ngành của vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm ưu tiên nhiều hơn nữa các nguồn lực cho công tác XTTM.
Chủ động nắm bắt các nhu cầu của DN trong vùng, tích cực tạo điều kiện và tổ chức các đoàn DN của vùng tham gia các chương trình XTTM quy mô quốc gia và quốc tế. Ưu tiên hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành hàng có thế mạnh, có giá trị gia tăng cao.
Tích cực quảng bá thương hiệu
Đối với các DN trong vùng, để triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp XTTM, hướng tới xuất khẩu bền vững, theo ông Vũ Bá Phú, DN cần nâng cao tính chủ động trong tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, chú trọng tới những trào lưu, xu hướng mới trên thị trường thế giới để tìm những hướng đi phù hợp.
Để nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, ông Hứa Ninh Ninh - Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh.Trung Quốc-ASEAN khuyến nghị, DN Việt Nam có thể xây dựng các điểm bán hàng và gian hàng tại các khu chợ tổng hợp và khu chợ chuyên ngành tại các thành phố có liên quan ở Trung Quốc. Việc này có thể giúp phát triển hơn nữa thị trường Trung Quốc so với việc tham gia hội chợ, triển lãm.
Tích cực mở rộng hoạt động quảng bá các công ty, thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam tại Trung Quốc cũng như tăng cường số lượng các hoạt động quảng bá sản phẩm Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh Chính phủ hai nước đã đạt được và đang thực hiện nhận thức chung về hợp tác thương mại điện tử, các DN thương mại điện tử cần tích cực tiến hành kết nối, thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước bằng các hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo