Thanh Hóa: Cận cảnh mô hình nuôi đông trùng hạ thảo của chàng kỹ sư trẻ
Kiên Giang: Người nuôi tôm có thu nhập ổn định nhờ xen canh / Quảng Trị: Trồng cây ở nơi “thiếu nước” thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi trồng. Vì vậy, anh Trường phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nghiên cứu, tìm hiểu, tích lũy kiến thức từ sách vở lẫn thực tế kinh nghiệm tại vùng nuôi trồng nổi tiếng khắp cả nước. Khi đã cảm thấy tự tin hơn với kiến thức tích lũy được về nghề, anh Trường trở về quê, mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, hệ thống máy móc.
Mô hình nuôi Đông trùng hạ thảo được anh Trường xây dựng theo quy trình khép kín, quy mô nuôi 4.000 lọ/lứa, gồm đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: 1 phòng vô trùng, 1 phòng lạnh, phòng cấy nấm và các trang thiết bị cần thiết cho việc nuôi cấy Đông trùng hạ thảo như: Máy lắc, nồi hấp, điều hòa, giá nuôi… Biết bao tâm huyết, kỳ vọng, tiền của, anh và gia đình dồn cả vào mô hình. Tuy nhiên, ngay từ lứa nuôi đầu tiên, anh Trường phải nhận “trái đắng”.
Rút kinh nghiệm từ thất bại của lứa nuôi đầu tiên, anh Trường thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ tỷ lệ phối trộn đến thời gian hấp, công đoạn cấy phôi, nhiệt độ môi trường nuôi dưỡng. Cuối cùng, thành công cũng mỉm cười với anh khi các lứa Đông trùng hạ thảo liên tiếp thành công.
Anh Trường cho biết: “Tỉ lệ thành công của lứa nuôi Đông trùng hạ thảo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ khâu làm giá thể cho đến đảm bảo các điều kiện nuôi cấy, chăm sóc, theo dõi thường xuyên”.
Theo đó, bước đầu tiên phải chuẩn bị giá thể nuôi cấy Đông trùng hạ thảo. Các giá thể nhỏ này sẽ được cho vào các lọ nhỏ để cấy giống, sau đó đưa vào hấp vô trùng. Sau khi để nguội sẽ được cấy truyền giống Đông trùng hạ thảo rồi đưa vào ủ trong phòng tối từ 5 đến 7 ngày. khi ủ phải duy trì nhiệt độ phòng từ 25 độ C, độ ẩm 85%, giữ tối cho đến khi sợi Đông trùng hạ thảo lan đều và phủ kín bề mặt.
Các sợi Đông trùng hạ thảo được chuyển sang xử lý tại phòng kín có nhiệt độ từ 18 – 23 độ C, độ ẩm 85% và chiếu sáng cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm màu vàng. Sau đó chuyển sang phòng nuôi đảm bảo nhiệt độ ổn định từ 18 – 22 độ C, chiếu sáng 12 – 14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch.
Trong quá trình nuôi cấy, phải thường xuyên theo dõi nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hộp nấm bị hư hỏng, tránh trở thành “mầm bệnh” lây lan sang các lọ khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, mỗi lứa nuôi anh đang duy trì số lượng khoảng 4.000 lọ, với tỷ lệ thành công đạt 70-90%, mỗi lứa có khoảng 2.800 đến 3.500 lọ cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch, sấy khô thu khoảng 14 đến 16 kg. Với giá bán 40 triệu đồng/kg thì mỗi lứa có tổng doanh thu từ 560 đến 640 triệu đồng.
Không chỉ nỗ lực nâng cao chất lượng, anh Trường đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác, đóng gói sản phẩm nhằm tạo thêm sức hút, khẳng định hiệu quả bền vững của mô hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông