Thị trường

Thanh Hóa: Hiệu quả trong bảo vệ môi trường ở Đông Sơn

Đông Sơn (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Song song với đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, Đông Sơn còn đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường nhằm gia tăng lợi ích kinh tế xã hội.

Đắk Lắk : Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng nhãn lồng trên đất pha cát / Lão nông Nghệ An lãi hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng thanh long ruột đỏ

Một trong những mô hình sản xuất hiệu quả là sự tham gia của HTX Cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất

Tiền thân từ một Tổ hợp tác, năm 2014, HTX Đông Sơn tập trung sản xuất nông sản theo Luật HTX 2012.

Với ngành nghề chính là làm đất, thu hoạch lúa, tới nay HTX đã đa dạng hóa các ngành nghề và dịch vụ liên quan tới nông nghiệp như: Cung cấp các dịch vụ về sản xuất lúa bằng cơ giới hóa đồng bộ, cung cấp giá thể, sản xuất mạ khay… Đặc biệt, HTX đã mở rộng sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao12.000 m2 nhà màng.

Theo Ban giám đốc HTX, đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tuy vất vả hơn nhưng lại an toàn hơn bởi vì không phải sử dụng thuốc BVTV, không gò bó như thời gian…

Bên cạnh đó, trên diện tích đất trồng lúa, HTX thực hiện theo mô hình cánh đồng lớn,đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nông nghiệp công nghệ cao được Đông Sơn chú trọng

Nông nghiệp công nghệ cao được Đông Sơn chú trọng

Đến nay, dịch vụ máy móc nông nghiệp được đầu tư mới để phục vụ nhân dân trong xã nói riêng và mở rộng dịch vụ sang các xã, huyện khác trong toàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh (Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định). HTX cũng thành lập được công ty (công ty TNHH MTV DVTM NN Công nghệ cao Thiên Trường 36) trong lòng HTX với chức năng hỗ trợ và kết nối với HTX trong sản xuất bằng khoa học công nghệ tiên tiến.

Hoạt động hiệu quả, vốn điều lệ của HTX đã tăng lên 5 tỷ đồng, vấn đề vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp được bảo đảm nhằm phát triển bền vững.

HTX Đông Tiến là mô hình sản xuất hiệu bằng việc đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, nhằm bảo vệ môi trường, huyện đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp bằng bằng cách phát triển các mô hình nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đến nay, huyện Đông Sơn đã có 8 ha mô hình trồng trọt trong nhà màng, nhà lưới với các loại hoa, rau quả cao cấp. Các mô hình này đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo việc làm cho lao động và nâng cao giá trị thu nhập gấp 5-10 lần so với sản xuất thông thường.

 

Bên cạnh đó, huyện Đông Sơn cũng đang đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Nhân rộng những mô hình này sẽ góp phần phát triển nông nghiệp bền vững hơn.

Môi trường trong đời sống

Có thể nói mặc dù là huyện thuần nông nhưng thời gian qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã nhận được sự quan tâm của người dân Đông Sơn. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong đời sống, sinh hoạt, huyện đã kết hợp tuyên truyền trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đề ra nhiều giải pháp nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Trong các năm qua, các xã đã cụ thể hóa tiêu chí môi trường thành những việc làm cụ thể. Song song đó, huyện còn hỗ trợ sọt rác, hố đốt rác thải sinh hoạt, huy động sức mạnh của các đoàn thể tham gia xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, hay mô hình “5 không, 3 sạch”, đường hoa… Các cấp ủy chính quyền cũng đưa tiêu chí môi trường để bình bầu các gia đình văn hóa…

Đến nay, 100 làng, thôn, khu phố trên địa bàn huyện đều có tổ, đội thu gom rác thải.Gần 100% hộ dân cam kết không xả rác bừa bãi, bảo vệ môi trường. Các cuộc tổng kết vệ sinh môi trường cũng thường xuyên được tổ chức để huy động cộng đồng cùng bảo vệ môi trường.

 

Nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và bằng những việc làm cụ thể, vấn đề môi trường tại huyện Đông Sơn không còn là gánh nặng đối với cuộc sống của người dân. Môi trường được quan tâm cũng là nền tảng để thúc đẩy các ngành nghề phát triển bền vững. Đây cũng là điều kiện để huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm