Thanh niên khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng rau công nghệ cao
Triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp, Phú Thọ được coi là địa phương "cá tính" / Nghệ An: Ra mắt Không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng, chị Huỳnh Thị Sang, ở thôn Định Phước, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam xin vào làm việc nhiều nơi nhưng thu nhập quá thấp không đủ chi tiêu.
Năm 2018, sau khi tham quan học hỏi nhiều mô hình trồng rau công nghệ cao ở TP Đà Lạt và TP Đà Nẵng, chị Sang về quê mở cơ sở trồng rau sạch trên diện tích gần 2 ha. Đến nay, vườn rau sạch công nghệ cao của chị Sang có nhiều loại rau giá trị như xà lách xoan, cải thìa, cải ngọt, mùng tơi…
Mới đây, chị Huỳnh Thị Sang thành lập HTX “sản xuất rau an toàn công nghệ cao dream garden”, thu hút nhiều thanh niên tham gia. Chị Sang cho biết, mỗi ngày chị cung cấp ra thị trường từ 70 - 100kg rau các loại cho các nhà hàng, siêu thị, sau khi trừ chi phí, mỗi năm HTX của chị lãi 600 triệu đồng.
“Hiện tại, HTX hoạt động rất hiệu quả. Sắp tới, HTX sẽ liên kết với các doanh nghiệp có hướng đầu tư vào nông nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm lên và quy mô sản xuất. HTX mong muốn các ngành chức năng, địa phương quan tâm nhiều hơn lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ vốn, giống kỹ thuật để tiếp tục mở rộng giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực”, chị Sang cho biết.
Mô hình trồng rau sạch của chị Sang hoàn toàn khép kín, hệ thống tưới tự động điều chỉnh theo nhiệt độ bên ngoài. Hiện nay, cơ sở trồng rau sạch của chị Sang đã tạo việc làm cho nhiều người với mức thu nhập mỗi tháng từ 4 - 7 triệu đồng/người.
Bà Ngô Thị Kim Xuyến, ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày trước làm ruộng rất khó khăn, không đủ trang trải. Nay vào HTX sản xuất có thu nhập ổn định, việc làm thường xuyên, tiền công mỗi tháng 4 triệu đồng nên cuộc sống được cải thiện hơn.
Ông Bùi Văn Gát, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, kiêm Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện Núi Thành, nhiều bạn trẻ đã thực hiện thành công nhiều mô hình khởi nghiệp. Mô hình trồng rau của 2 bạn trẻ Nguyễn Ngọc Hiếu và Nguyễn Ngọc Chiểu ở xã Tam Mỹ Tây đã mang lại doanh thu gần 200 triệu đồng/tháng. Theo ông Gát, ngành nông nghiệp huyện đã hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giúp các bạn trẻ khởi nghiệp.
“Hiện nay, huyện Núi Thành đang khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân xây dựng mô hình rau theo hướng công nghệ cao, làm nòng cốt cho chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP. Huyện đang hỗ trợ điểm bán hàng sản phẩm OCOP và hướng đến việc tiếp tục đầu tư một số mô hình ở các địa phương khác, hình thành vùng rau chuyên canh cung ứng cho thị trường”, ông Gát cho biết.
Theo chị Phạm Thị Thanh, Bí thư Tỉnh Đoàn, tỉnh Quảng Nam có hơn 300 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Thời gian qua, gần 16.000 lượt thanh niên được vay hơn 500 tỷ đồng phát triển kinh tế, khởi nghiệp. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Vấn đề lập thân lập nghiệp đang được các bạn thanh niên quan tâm, đặc biệt là vấn đề khởi nghiệp với mô hình trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh. Mô hình này mới và khó đối với thanh niên Quảng Nam nhưng cũng được các bạn thanh niên quan tâm và triển khai ở một số huyện. Mô hình này có hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm cho một số thanh niên tại địa phương”, chị Thanh cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Tại tỉnh Quảng Nam, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau công nghệ cao.(Ảnh minh họa/Báo Quảng Nam)