Thị trường

Thanh Hóa: Làm giàu từ nuôi ba ba trong bể xi măng

Với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng đã giúp người cựu binh già thu về mỗi năm cả trăm triệu đồng.

Nam Định: Thu nhập cao từ nghề ương ốc nhồi giống / Lai Châu: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng

Cựu chiến binh Lương Văn Cẩm làm giàu từ mô hình nuôi ba ba.

Ở xã vùng biên Yên Khương (Lang Chánh) khi nhắc đến tên cựu chiến binh Lương Văn Cẩm (SN1952) ai cũng biết. Ông là một trong những gương điển hình làm kinh tế nơi đây. Bằng mô hình khá mới lạ nuôi ba ba trong bể xi măng, nhiều năm qua, cuộc sống của gia đình được nâng lên rõ rệt.

20 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Lương Văn Cẩm ngày ấy lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Năm 1981, ông trở về địa phương với niềm hân hoan chào đón của bà con lối xóm, rồi ông bắt đầu cán bộ tại bản.

Đến năm 1998, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Yên Khương. Gần 10 năm công tác, ông cùng đồng đội ở địa phương đã cống hiến hết mình, cùng bà con dân bản phát triển nền kinh tế. Không chỉ hoàn thành tốt công tác hoạt động, suốt nhiều năm qua, những người cựu binh như ông Cẩm luôn là tấm gương điển hình cho bà con dân bản noi theo.

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng

Gương sáng của người cựu binh già càng được nhiều người biết hơn khi ông cùng gia đình thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế mới. Cuối năm 2018, được sự hậu thuẫn từ người con trai vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa, ông quyết định thử nghiệm mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng.

 

“Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như chúng tôi, nhắc đến ba ba thì người ta chỉ nghĩ đến việc đi bắt dưới suối chứ nói nuôi tại nhà thì gần như chưa từng có ai làm. Nhiều lần xem báo, đài thấy có rất nhiều nơi nuôi thành công mô hình này. Sẵn có ba ba tại địa phương nên tôi mạnh dạn thử nghiệm xem thế nào”, ông Cẩm nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Nói là làm, nhờ những đồng vốn ít ỏi tích cóp nhiều năm, ông Cẩm mua gạch về xây bể xi măng trên chính mảnh đất ở của gia đình. Để tiết kiệm chi phí, ông cùng con trai và anh em trong nhà xây cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vòng 3 ngày đã hoàn thành 3 bể xi măng lớn.

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng

Có bể, ông bắt tay vào thu mua con giống. Hướng đến một mô hình mới lạ, khác biệt, ông Cẩm quyết định nuôi ba ba tự nhiên. Để có con giống, ông đi khắp làng trên xóm dưới để thu mua ba ba về nuôi. Vốn là vùng đất gắn liền với núi rừng sông nước, những năm trước, nơi đây có rất nhiều ba ba tự nhiên sinh sống. Vì thế, việc mua con giống cũng trở nên thuận lợi.

Lần thử nghiệm đầu tiên với 100 con ba ba giống, sau 2 năm, ông cho xuất bán lứa đầu tiên thu về được gần 70 triệu đồng. Nhận thấy việc nuôi ba ba chi phí thấp lại đem về lợi nhuận cao nên ông quyết định xây thêm 3 bể xi măng nữa để mở rộng mô hình. Đến nay, gia đình ông sở hữu 6 bể xi măng nuôi ba ba các loại (ba ba gai, ba ba trơn). Không chỉ thế, ông còn mạnh dạn đẩy mạnh xây dựng lò ấp để bán ba ba giống ra thị trường. Với giá bán 300 nghìn đồng/1kg ba ba thịt, 10 nghìn đồng/1 con ba ba giống, mỗi năm ông thu nhập gần 100 triệu đồng.

 

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng

Nói về cách thức nuôi ba ba, ông Cẩm bật mí: “Ba ba rất dễ nuôi, thức ăn đều có sẵn ở địa phương. Từ những con ốc nhỏ, rau bèo đến cá nhỏ… tất cả đều chủ động được. Chỉ cần chịu khó, đi ra khe mương, rãnh suối là có thể kiếm được thức ăn cho ba ba. Tuy nhiên, việc vệ sinh chuồng trại là rất quan trọng, ba ba sống chủ yếu nước lạnh nên vào ngày hè phải thay nước liên tục.”

Theo ông Cẩm, ba ba tự nhiên nuôi dễ vì đây là giống rất khỏe. Thế nhưng, trọng lượng lớn nhất của ba ba tự nhiên chỉ đạt từ 1 – 1,5kg/con. Thời gian nuôi một lứa ba ba phải mất từ 2- 3 năm mới có thể thu hoạch được. Chính vì thế, vừa qua, ông đã thử nghiệm nuôi thêm giống ba ba gai để tạo năng suất hơn.

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng

Ông Lò Văn Quyền – Chủ tịch UBND xã Yên Khương, cho biết: “Ông Lương Văn Cẩm là một trong những cựu chiến binh tiêu biểu của địa phương. Mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng của gia đình ông những năm qua đã giúp cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt. Không những thế, đây cũng là một trong những gương điển hình về làm kinh tế trên địa bàn xã cho người dân học tập và làm theo.”

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm