Thanh Hóa: Nuôi gà theo chuỗi không lo bị ế
Vì sao Bộ Công Thương chưa cấm nhập khẩu xăng dầu? / Sun Grand City Feria: dự án biệt thự ở cao cấp tại Hạ Long ra mắt thị trường
Đại dịch Covid-19 ập đến, việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn do các trường học, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn đóng cửa..., song nhờ liên kết theo chuỗi giá trị mà HTX chăn nuôi Như Ngọc (huyện Như Xuân) vẫn "ăn nên làm ra".
Giảm giá đầu vào, đảm bảo đầu ra
Năm 2019, gia đình ông Bùi Văn Nam ở thôn Đồng Ấn, xã Thượng Ninh cùng 10 hộ dân trong xã đã thành lập HTX chăn nuôi gà Như Ngọc. Để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, HTX đã liên kết với HTX Minh Nguyệt ở xã Phùng Minh (huyệnNgọc Lặc).
Liên kết với HTX Minh Nguyệt, các hộ dân được cung ứng giống gà, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc gà, đồng thời HTX ký cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường, với quy mô nuôi 12.000 con/lứa.
Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và giá thị trường ổn định, nên trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020, HTX chăn nuôi Như Ngọc đã xuất bán được gần 45 tấn gà thành phẩm, doanh thu ước đạt 450-500 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi trên 200 triệu đồng, tạo việc làm cho 30 lao động tại địa phương. Năm 2020, HTX chăn nuôi Như Ngọc đặt mục tiêu xuất bán 60 - 70 tấn gà thương phẩm.
Ông Lê Tiến Đạt, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Như Xuân, cho biết: tính đến tháng 4/2020, trên địa bàn huyện đã có 65 trang trại và các hộ dân phát triển đàn gà duy trì thường xuyên với quy mô 80.000 con/lứa, trong đó có khoảng 50% đàn gà được liên kết sản xuất và tiêu thụ với các doanh nghiệp, HTX. Mỗi năm, các hộ nuôi toàn huyện xuất bán ra thị trường gần 200.000 con gà thương phẩm, với sản lượng gần 500 tấn thịt, doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng.
Về phía HTX chăn nuôi Minh Nguyệt (xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc) được thành lập năm 2018. 13 thành viên trong HTX đều là các hộ chăn nuôi gia cầm. Trước đây, các hộ này vốn chăn nuôi nhỏ lẻ, không có thị trường tiêu thụ ổn định. Khi vào HTX, HTX có trách nhiệm đầu mối cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, thú y để chăn nuôi an toàn và chịu trách nhiệm khâu tiêu thụ. Hiện nay, trung bình khoảng 4 tháng, HTX xuất bán 1 lứa khoảng 20.000 gà thịt. Trừ mọi chi phí, mỗi thành viên HTX có lợi nhuận trên 30 triệu đồng/lứa.
Ông Lê Văn Sự, Giám đốc HTX chăn nuôi Minh Nguyệt, chia sẻ: HTX có kỹ thuật chăm sóc tốt cho đàn gà, lo kết nối doanh nghiệp, thương lái bao tiêu toàn bộ đầu ra cho bà con.
Nâng cao thu nhập cho nông dân
Tương tự, HTX dịch vụ chăn nuôi gà ta Thanh Hóa được thành lập tháng 11/2016, có trụ sở tại xã Thọ Sơn (Triệu Sơn). Hiện nay, HTX có 26 thành viên tại các huyện: Triệu Sơn, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Các thành viên HTX được tham gia mô hình liên kết chăn nuôi gà theo hình thức khép kín từ khâu cung ứng giống đạt tiêu chuẩn; thức ăn chăn nuôi đúng chủng loại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi; được nhân viên kỹ thuật hướng dẫn quy trình chăn nuôi bảo đảm đáp ứng tiêu chí môi trường, chuồng trại, chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh; cung ứng các loại vắc xin, thuốc thú y bảo đảm chất lượng và bao tiêu sản phẩm.
HTX dịch vụ chăn nuôi gà ta Thanh Hóa đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng (Ảnh: Tư liệu)
Mỗi hộ thành viên HTX tham gia nuôi từ 1.000 - 5.000 con gà thương phẩm. Mỗi tháng, HTX xuất bán khoảng 22 tấn gà qua Công ty thực phẩm Green Farm Hà Nội và hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn TP Thanh Hóa. Trung bình, doanh thu của HTX đạt khoảng 2,5 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 40-50 lao động.
HTX dịch vụ chăn nuôi gà ta Thanh Hóa hiện đang thực hiện thủ tục đầu tư trạm ấp gà giống để sản xuất, cung ứng giống gà tiêu chuẩn, giúp giảm chi phí sản xuất đầu vào cho các hộ thành viên. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng khu chế biến thực phẩm đóng gói các sản phẩm từ gà, giúp đơn vị mở rộng thị trường và đối tượng tiêu thụ.
Điều này cho thấy, những mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị thành lập mới đây đã khẳng định được nhiều ưu thế, như: Ban quản trị có trình độ quản lý, kiến thức về nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng tốt, năng động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Sản phẩm được tiêu thụ với giá tốt và ổn định, nâng cao thu nhập cho thành viên.
Do vậy, việc mạnh dạn dừng hoạt động, chuyển đổi các HTX nông nghiệp yếu kém, khuyến khích các HTX đổi mới và đặc biệt tạo điều kiện để thành lập mới các HTX sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Xăng giảm giá
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Tham gia HTX chăn nuôi gà, các hộ nông dân được giảm giá đầu vào, đảm bảo đầu ra (Ảnh: Tư liệu)