Thị trường

Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn

(DNVN) - Mặc dù Đề án được phê duyệt từ tháng 2-2018 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được nhiều, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang muốn Đề án này được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.

Bộ Tài chính tổ chức Lễ trao giải báo chí toàn quốc viết về ngành Tài chính năm 2018 / 60 tỷ USD trong dân: Hiểu cho đúng về huy động

Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng vẫn chưa triển khai được nhiều.

Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng vẫn chưa triển khai được nhiều.

Theo đó, Đề án 241 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có: 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 70% số tiền điện tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thanh toán qua ngân hàng; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng; 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua ngân hàng; 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng và 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, Hội thảo nhằm tạo cơ hội để các bên liên quan, bao gồm đơn vị cung ứng dịch vụ công, đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ, giải pháp thanh toán và các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng nhau thảo luận nhìn nhận về bức tranh chung đối với tình hình thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. Từ đó, xác định những những tồn tại cũng như những khó khăn, vướng mắc, rào cản cụ thể để cùng nhau đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm tháo gỡ các vướng mắc đó, góp phần thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công. Đồng thời triển khai có hiệu quả Đề án 241.
Thời gian qua, NHNN đã nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng; đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đầu tư hạ tầng, nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích, kết nối với các cơ quan liên quan (Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Điện lực, Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện,..), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong thanh toán đối với dịch vụ công.
Bên cạnh việc thanh toán dịch vụ công theo các phương thức truyền thống bằng chứng từ giấy, còn có nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn như: dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử... Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại các tỉnh, thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, đến nay đã có 50 ngân hàng thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với Thuế, Hải quan, trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và 768 quận, huyện trên cả nước; 26 ngân hàng thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc; 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước tại hơn 20 tỉnh, thành phố; 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường Đại học; 6 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí tại các Bệnh viện lớn; 5 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng Ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Trong năm 2017, EVN không còn các nhân viên của điện lực đến tận nhà của khách hàng thu tiền là do EVN đã hợp tác với 27 ngân hàng và 10 tổ chức trung gian thanh toán. Ngoài ra, trong quá trình thúc đẩy việc thu tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian, EVN cũng gặp một số khó khăn như khi bỏ dịch vụ thu tiền điện tại nhà, khách hàng sử dụng điện buộc phải tới các điểm thu tiền điện để nộp tiền. Nhiều khi tại các khu vực nông thôn và các điểm giao dịch của ngân hàng còn ít nên việc thanh toán qua ngân hàng tương đối khó khăn. Thêm nữa các quầy thu của ngân hàng hoạt động trong giờ hành chính, trùng với giờ đi làm đối với người sử dụng điện, khách hàng chờ nộp tiền điện tại ngân hàng cũng mất khá nhiều thời gian và còn gặp nhiều khó khăn trong giao dịch.
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm