Thị trường

Thủ tục phức tạp khiến doanh nghiệp có khi "chết" trước khi được hỗ trợ của ngân hàng

DNVN - Nhiều DN đánh giá cao những nỗ lực của ngành Ngân hàng, nhất là việc cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ gốc, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ… Tuy nhiên, các DN vẫn khó tiếp cận được những nguồn hỗ trợ này do thủ tục còn phức tạp, mức lãi suất vẫn còn cao… Vì vậy, ngành Ngân hàng cần sớm có thêm giải pháp để doanh nghiệp nhanh chóng vượt khó.

Tập đoàn mẹ của Batdongsan.com.vn tăng trưởng 24% trong 4 năm liên tiếp / Dệt may 'mừng và lo' trước thềm EVFTA

Đó là nội dung được đưa ra tại “Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19” vừa diễn ra tại tỉnh Bình Dương.

Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19” vừa diễn ra tại Bình Dương.

Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19” vừa diễn ra tại Bình Dương.

Tiếp cận gói hỗ trợ còn lắm "chông gai"

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội, gây tác động bất lợi đối với nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng.

Qua thống kê, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương tăng trưởng chậm lại; các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều có tăng trưởng nhưng tốc độ đã sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019; các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã xuất hiện những khó khăn, bất cập nhất định do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu đến một số quốc gia tại các thị trường.

Trước tác động của dịch bệnh, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt nam, NHNN chi nhánh Bình Dương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp về tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng… nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.

 

Kết quả, sau 2 tháng triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN, đến 30/4/2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 571 khách hàng với dư nợ 2.262 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, miễn, giảm lãi suất cho 2.316 khách hàng với dư nợ trên 753 tỷ đồng. Cho 4.470 khách hàng vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đạt gần 25.000 tỷ đồng.

nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng khó có thể tiếp cận được những nguồn hỗ trợ này do thủ tục còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp và mức lãi suất vẫn còn cao…

Nhiều doanh nghiệp cho rằng khó có thể tiếp cận được những nguồn hỗ trợ này do thủ tục còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực của ngành Ngân hàng, nhất là việc cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ gốc, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ… Đây là những chính sách thiết thực và kịp thời. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng khó có thể tiếp cận được những nguồn hỗ trợ này do thủ tục còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp và mức lãi suất vẫn còn cao… Vì vậy, ngành Ngân hàng cần sớm có thêm giải pháp để doanh nghiệp nhanh chóng vượt khó.

 

Ông Trần Thành Trọng, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện Bình Dương cho biết, từ khi dịch bệnh bắt đầu phát triển mạnh thì cũng như bao đơn vị khác, doanh nghiệp của ông bị thiệt hại nặng nề. Sau khi biết Chính phủ đưa ra các gói hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp như miễn tiền nộp thuế, gia hạn… phía công ty ông cũng đã cử người thử liên hệ ngân hàng thì chẳng đi đến đâu.

“Chạy đến các ngân hàng tìm nguồn vốn thì ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp chứng minh khó khăn, thiệt hại. Với “sức khoẻ” của doanh nghiệp như hiện nay, chẳng công ty nào còn đủ sức lực, tâm trí để ngồi soạn thảo hết các yêu cầu thủ tục, sổ sách. Với các thủ tục yêu cầu gửi hồ sơ đến ngân hàng, chờ cơ quan quản lý trực tiếp kèm văn bản kiểm kê thì doanh nghiệp đã chết trước khi chính thức được hỗ trợ”, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện TP.HCM cho biết.

Không chỉ các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, có kinh nghiệm kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ hút khách cũng đang nóng lòng muốn được tiếp sức từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Cụ thể, một công ty có thâm niêm hơn 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại thành phố Thủ Dầu Một cho biết, có lẽ đây là thời điểm khó khăn nhất của công ty.

Theo ông Hùng - đại diện công ty này cho hay đang như ngồi trên đống lửa vì số nợ ngân hàng còn lớn, hai tháng đầu năm, hoạt động của Công ty không có lãi, còn từ tháng 3 đến nay ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, mỗi tháng, Công ty phải xoay xở để có ít nhất 75 triệu đồng trả lãi cho ngân hàng và gần 45 triệu đồng trả 50% tiền lương cho hơn 15 lao động.

 

“Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, công ty chúng tôi thấy rất mừng là ngay sau khi có Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 1 của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/4, hàng loạt ngân hàng công bố các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu... Hiện nay, cùng với đề xuất được giãn nợ, giảm lãi suất vay số tiền hơn 5 tỷ đồng cũ, Công ty đã đặt vấn đề vay thêm từ 3-4 tỷ đồng từ gói hỗ trợ tín dụng nhưng xem ra rất khó, bởi các ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thông thường thay vì trong tình huống dịch bệnh và vẫn yêu cầu tài sản thế chấp nếu muốn được tiếp tục vay vốn để duy trì hoạt động”, ông Hùng cho hay.

Xử nghiêm những ai cố tình gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp

Tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú yêu cầu toàn ngành Ngân hàng Bình Dương ghi nhận, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo ông Tú, NHNN Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân, ngành Ngân hàng hoạt động phù hợp, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của dịch Covid- 19.

Đối với các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc cũng yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh triển khai các giải pháp, chia sẻ tối đa khó khăn của khách hàng. NHNN sẽ xử lý nghiêm các lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm.

 

NHNN sẽ xử lý nghiêm các lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm.

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, sẽ xử lý nghiêm các lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Đối với khách hàng người dân, doanh nghiệp cần đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách của ngành Ngân hàng để ngành thực hiện hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc khắc phục khó khăn do dịch bệnh, thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển sau dịch và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu tiền tệ, dịch vụ ngân hàng đến mọi thành phần kinh tế.

Về phía tỉnh Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành chức năng có liên quan phải kịp thời ghi nhận và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đã ban hành.

 

Riêng đối với NHNN tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng kịp thời cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.

Phạm Văn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm