Tìm ‘chìa khóa’ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 đợt 4
Thúc đẩy tiêu thụ thanh long tại Úc / Đồng Tháp: Giá 5.000 đồng không ai mua, hơn 4.700 tấn nhãn Châu Thành chưa có đầu ra
Ông Hironori Fujita, Tổng giám đốc một doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chuyên sản xuất sản phẩm từ nhựa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho biết, đơn hàng của công tynăm nayrất nhiều, nhưng tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện tại có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, giao hàng.
Nỗi lo hoạt động dưới công suất
Ông Hironori cũng như nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Đồng Nai mong đợt dịch này sớm được khống chế, và việc các công nhân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sẽ giúp duy trì sản xuất ở các khu công nghiệp.
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp thách thức rất lớn trước tác động của dịch COVID-19đợt 4 |
Từ nỗi lo của các nhà đầu tư, giới chuyên gia nhận định, tình hình sản xuất công nghiệp tại Đồng Nai nói riêng và các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung (Tp.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An…) trong 5 tháng còn lại của năm 2021 sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch COVID-19 đợt 4.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện chiếm 45,4% GDP của cả nước và là vùng tập trung dòng vốn FDI cùng số lượng các khu công nghiệp đứng đầu cả nước.Vì vậy, nếu như việc ngăn chặn mức độ lây lan của dịch COVID-19 ở vùng này càng chậm trễ, tình hình sản xuất công nghiệp chưa thể trở lại bình thường thì sẽ càng ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu tăng trưởng của cả nước trong năm 2021 cũng như thu hút dòng vốn đầu tư.
Giới phân tích quan ngại thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly từ dịch COVID-19 ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất lớn. Nếu các DN bị dừng hoạt động quá lâu, bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản xuất, không tránh khỏi làn sóng phá sản DN sẽ xuất hiện.
Trường hợp đó sẽ dẫn tới đình đốn ngành công nghiệp sản xuất của vùng và của cả nước, kéo theo là giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm đáng kể...
Ts. Daniel Borer (Đại học RMIT) nhận định, dịch bùng phát trở lại khiến các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất - nơi có nhiều nhà cung cấp cho các công ty toàn cầu, phải hoạt động dưới công suất. Đồng thời cho rằng,tiêm phòng là "chìa khóa" để đưa toàn bộ các hoạt động sản xuất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phục hồi, là đáp án tốt nhất để "chữa lành" nền kinh tế đang bị tổn thương.
Duy trì vị thế trung tâm sản xuất
Theo các chuyên gia, việc hàng trăm ngàn công nhân được tiêm vắc xin sẽ giúpvùng kinh tế trọng điểm phía Namduy trì vị thế trung tâm sản xuất của cả nước.
Việc tiêm chủng sẽ có lợi với các nhà máy - nơi hàng ngàn công nhân làm việc trong khoảng cách gần. Khi sức khoẻ của công nhân được đảm bảo thì hoạt động sản xuất công nghiệp được nâng cao và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế cho các địa phương trong vùng.
Giữa bối cảnh như hiện tại, giới chuyên gia bày tỏ niềm tin vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi các chiến dịch tiêm chủng thần tốc hoàn thành.
Còn về tình hình thu hút đầu tư của Việt Nam, Ts. Maheshwari, chuyên gia nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến tài chính, DN vừa và nhỏ, và khởi nghiệp tại Đại học RMIT cho rằng, dù vốn FDI đã giảm đáng kể do suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia hấp dẫn với các nhà đầu tư.
“Việt Nam đã phục hồi thành công ở 3 đợt bùng phát dịch trước. Do đó, một khi làn sóng thứ tư được kiểm soát sẽ không để lại nhiều tác động đến nền kinh tế trong tương lai”, Ts. Maheshwari nói.
Từ những khó khăn bởi dịch bệnh của các địa phương ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vấn đề đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay cũng đang là mối băn khoăn. Theo lưu ý Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm phụ thuộc vào kết quả kiểm soát dịch bệnh.
Bà Hương cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDPcả năm 2021 là6,5%thì 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng khoảng 7,2%. Đây là mục tiêu rất khó khăn trong tình hình hiện nay, khi các tỉnh trọng điểm kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã thay đổi mức dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam từ 6,7% xuống 5,8%, do làn sóng COVID-19 lần thứ tư sẽ có tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế.
Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered cũng đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,7% xuống 6,5%. Nhóm chuyên gia của ngân hàng này bày tỏ băn khoăn về những tác động của dịch bệnh lên lĩnh vực công nghiệp là nhất thời hay sẽ kéo dài.
Để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiến tới giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 nhằm duy trì vị trí trung tâm sản xuất và thu hút FDI, giới chuyên gia nhấn mạnh, cần thúc đẩy hoặc thực hiện phát triển một số mảng như hạ tầng logistics, cải thiện các cơ sở cảng biển, phát triển cảng biển mới, tiếp tục xây dựng đường sá, nhất là đường cao tốc…
End of content
Không có tin nào tiếp theo