Thị trường

Tôm, cá tra là lợi thế để thủy sản nâng cao khả năng cạnh tranh năm 2022

Một số ý kiến cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu tăng trở lại. Để làm được điều này phải nâng cao khả năng cạnh tranh do đó phải phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Ngày mai, giá xăng dầu có thể tăng trở lại / Bất chấp khó khăn, xuất khẩu thủy sản hướng tới cán đích 8,9 tỷ USD trong năm 2022

3 tháng cuối năm nay xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ngoạn mục trở lại “bứt phá'” về đích đạt khoảng 8,89 tỷ USD Mỹ, tăng 5,7% so với năm ngoái, với tổng sản lượng ước đạt 8,73 triệu tấn”. Thôngtin được đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành thủy sản năm 2022 diễn ra chiều nay (24/12) tại Hà Nội.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, thủy sản bám sát Đề án, Chiến lược của ngành để duy trì tăng trưởng.

Nhận định chung tại hội nghị cho thấy, đại dịch COVID-19,hạn hán và mặn xâm nhập tại Đồng bằng sông Cửu Long; giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế tăng cao; cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với thủy sản khai thác của Việt Nam tiếp tục là những thách thức đối với ngành thủy sản trong năm 2022. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, việc kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccinecho toàn dân được thực hiện, dịch Covid 19 được kiểm soát; lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do song phương đa phương là những yếu tố thuận lợi để ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2022.

Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônchia sẻ, qua đợt dịch vừa rồi chúng ta đãcơ bản thích ứng với những khó khăn trong sản xuất, với những giải pháp làm việc trực tuyến để tiếp cận giải quyết và hoàn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Theo ông Cẩn, lợi thế hiện nay của ngành là trong những khó khăn vửa qua vẫn duy trì được sản xuất sản phẩm tôm và cá tra và 2 mảng này cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới khi các thị trường và đối thủ cạnh tranh khác không duy trì được thì đó chính là lợi thế của chúng ta.

Một số ý kiến cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu tăng trở lại. Để làm được điều này phải nâng cao khả năng cạnh tranh do đó phải phòng chống dịch COVID-19hiệu quả để duy trì sản xuất, qua đó để lợi thế trong mở rộng thị phần xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, thủy sản Việt Nam đang cạnh tranh với các nước Ecuadovà Ấn Độ. Tại thị trường Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh đã lên tới 46%, tiếp tục tạo ra cạnh tranh mới với thủy sản Việt Nam.

Hội nghị ngành thủy sản triển khai nhiệm vụ năm 2022

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp mong muốn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng con giống. Trong đó, theo ông Nguyễn Hoài Nam, cộng đồng doanh nghiệp quan tâmnhất là giá thành. Muốn xuất khẩu bền vững phụ thuộc nhiều thứ nhưng giá thành là yếu tố then chốt trong đẩy mạnh xuất khẩu qua đó tạo thêm việc làm của nông dân, ngư dân. Qua khảo sát của Hiệp hội, con giống là 1 yếu tố quyết định đến giá thành và tỷ lệ sống sót của con giống quyết định nhiều ở mặt hàng chủ lực trong ngành thủy sản như: tôm, cá tra.

 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Chiến lược và Đề án ngành thủy sản đã được ban hành trong thực hiện triển khai phải tư duy theo hệ thống, hành động quyết liệt và đồng bộ để tạo ra sự chuyển biến trong tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Cùng với triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ, về nuôi trồng thủy sản phải tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng con giống, đồng thờikiểm soát tốt hạn ngạch thủy sản khai thác.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm