TP.HCM: 1.800 tỷ đồng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hải Dương: Làm giàu từ nuôi cá trắm đen / Chưa giải ngân một đồng nào từ gói tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng
Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP.HCM vừa cho biết, qua gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 16 của HĐND thành phố về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2018-2020, đã có 1.500 lượt doanh nghiệp, đơn vị tiếp cận các chính sách theo chương trình kích cầu.
Đến nay, đã có 24 dự án đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thực hiện đầu tư trên địa bàn thành phố đã được UBND thành phố phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 1.800 tỷ đồng.
Trong đó vốn vay được ngân sách hỗ trợ lãi vay để đầu tư là 1.000 tỷ đồng. Mức hỗ trợ lãi vay cho các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là 100% trong thời gian tối đa 7 năm.
Được biết, Chương trình kích cầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu cung ứng đến các doanh nghiệp lắp ráp đầu cuối, góp phần đưa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thành phố tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đầu tư vốn cải tiến công nghệ để gia nhập sâu vào chuỗi cung ứng.
Trước đó, chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, thời gian qua thành phố đã triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nhóm các sản phẩm công nghiệp chủ lực và tiềm năng của thành phố; tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đó, các doanh nghiệp này được hỗ trợ lãi vay để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới trong thời gian 7 năm, mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án. Bên cạnh đó, thành phố cũng triển khai chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ như: Kết nối cung cầu sản phẩm giữa doanh nghiệp của thành phố với các doanh nghiệp đầu cuối, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FDI, các doanh nghiệp nước ngoài…
Ông Nguyễn Dương Hiệu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Doanh nghiệp Cơ khí – Điện TP.HCM chia sẻ thêm, sau công tác kết nối gặp gỡ giữa các doanh nghiệp là đi vào sâu đánh giá nhà cung ứng. Các nhà cung ứng trong nước muốn tham gia vào chuỗi quốc tế phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn. Như với Samsung, doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung ứng phải đáp ứng 141 tiêu chuẩn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải tham gia cung ứng bền vững, cạnh tranh liên tục công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì thế, tự thân doanh nghiệp phải có hướng phát triển lâu dài, đảm bảo bằng 3 tiêu chuẩn: công nghệ, quản trị, giá thành. Bên cạnh đó, ông Hiệu cho biết thêm, công nghệ chất lượng cao, quản trị thành phẩm, sản phẩm đảm bảo, nguồn nhân lực và giá thành hợp lý; Song song với đó là sự kết nối với doanh nghiệp bằng tìm hiểu, đáp ứng chính sách bán hàng như: không tồn kho, đúng giờ, kiểm soát chất lượng từ nhà máy của đơn vị cung ứng, từ trên chuyền sản xuất đến kho bãi xuất xưởng…, phải làm tốt tất cả những điều đó thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung mới có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam