TP.HCM: Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Giá xăng, dầu (26/6): Tiếp tục giảm sâu / Kích cầu thị trường nội địa giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thực tế của doanh nghiệp (DN), hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng hóa.
Đồng thời, thực hiện chương trình bình ổn thị trường, hàng hóa thiết yếu, kiềm chế lạm phát, chương trình kích cầu đầu tư trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực, đối tượng cần hỗ trợ ngay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 hoặc có tác động lớn thúc đẩy nền kinh tế hồi phục sau dịch. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, lừa đảo trong kinh doanh, vi phạm bản quyền và gian lận thương mại…
Chính quyền thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh thực hiện chương trình đột phá của thành phố về cải cách hành chính và nâng cao chỉ số Cải cách hành chính, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó chú trọng đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử; triển khai thực hiện liên thông thủ tục hành chính điện tử đối với lĩnh vực xây dựng, đất đai, dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục.
Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Bổ sung các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học và công nghệ; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân của thành phố…
TP.HCM triển khai nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, mới đây Sở Công thương TP.HCM cho biết, đã hỗ trợ 3.229doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với số vốn được vay lên đến22.253tỷ đồng.
Theo đó, ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, đây là hoạt động nằm trong chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp được triển khai ngay từ đầu năm 2020. Theo đó, có 12 ngân hàng thương mại đăng ký gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với tổng giá trị lên đến274.450 tỷ đồng.
Gói hỗ trợ vốn này sẽ tập trung mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp. Cụ thể, doanh nghiệp vay sẽ được hưởng mức lãi suất vay ngắn hạn ưu đãi là 6%/năm, trung dài hạn là 9%/năm.
Theo Giám đốc Sở Công thương thành phố, đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 sẽ được hỗ trợ vay gói tín dụng trên với lãi suất ngắn hạn là 5,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với thời điểm đầu năm 2020). Đến nay, chương trình đã hỗ trợ 3.229 khách hàng được vay vốn với số tiên 22.253 tỷ đồng.
Với lãi suất như trên, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nhận thấy rất phù hợp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do phải thay đổi thị trường cung ứng nguyên vật liệu sản xuất, giá nguyên liệu tăng mạnh một số chuỗi cung ứng lớn toàn cầu bị đứt gãy, giảm đơn hàng xuất khẩu... Song, một thực tế đang tồn tại hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp “than khổ”, đó là thủ tục hành chính để tiếp cận và được giải ngân nguồn vốn còn khá phức tạp khiến nhiều đơn vị chưa tiếp cận vốn vay.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, hiện nay có đến 50% doanh nghiệp hội viên chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Để đẩy nhanh vấn đề tiếp cận nguồn vốn này, nhiều doanh nghiệp cho rằng các ngân hàng cần đẩy nhanh việc xác định đối tượng cần cho vay, đồng thời giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo