Thị trường

TP Hồ Chí Minh nỗ lực bình ổn giá gạo - Bài cuối: Nhiều sản phẩm 'té nước theo mưa'

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, giá gạo tăng đột biến đã đẩy nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì, hủ tiếu… tăng theo. Do đó, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất đang chật vật tìm nguồn cung gạo, vừa cố gắng kiềm giữ giá trong khó khăn.

Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống đẩy mạnh chuyển đổi số / Xuất khẩu sang Canada hưởng lợi nhờ "đòn bẩy" CPTPP

Chú thích ảnh
Gạo chế biến đang thiếu nguồn cung tại TP Hồ Chí Minh.

Thiếu nguồn gạo chế biến

Sau khi có thông tin giá gạo tăng, giá các sản phẩm làm từ gạo cũng tăng theo, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của doanh nghiệp nói riêng, của ngành sản xuất thực phẩm bún, phở… nói chung. Cụ thể, giá bún tươi từ 10.000 đồng/kg tăng lên 12.000- 14.000đồng/kg, bánh cuốn từ 19 nghìn đồng/kg lên 22.000đồng/kg. Giá bún khô tăng thêm 3.000 đồng/kglên 33.000đồng/kg; giá hủ tiếu hiện có giá từ 24.000 - 25.000đồng/kg, tăng thêm 2.000 đồng/kg…

Bà Nguyễn Thị Bính, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính cho biết, gạo chế biến là gạo khô, còn gạo ăn là loại dẻo, mềm. Nếu dùng gạo ăn để chế biến bún, mì sẽ làm sản phẩm dính bệt, không thể sản xuất.

"Vừa qua, do tác động của giá nhập khẩu gạo tăng khiến chúng tôi thiếu nguồn gạo chế biến. Hiệnchúng tôi "chạy đôn chạy đáo" khắp nơi để tìm, thậm chí tranh nhau mua nguyên liệu để tích trữ sản xuất nhưng cũng không có.Nếu tình hình nhập khẩu gạo không được cải thiện, giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, chúng tôi đangcố gắng cầm cự giá cũ, doanh nghiệp lo không trụ nổi”, bà Nguyễn Thị Bính bộc bạch.

Tương tự, ôngĐinh Ngọc Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cỏ May cho biết, khi gạo tăng giá thì các doanh nghiệp chế biến cũng phải tăng giá đầu ra tương đương. Tuy nhiên, riêng gạo phân phối cho hệ thống siêu thị vẫn không tăng giá do hợp đồng ký kết với các siêu thị là dài hạn, thời gian tăng giá chưa đủ dài.

 

Trong khi đó, bà Trương Thị Hồng Hà, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại quốc tế Khánh Hà (Khánh Hà Food) cho biết, hiện các đơn hàng của công tyđã ký với đối tác đến hết nămnhưng nay, giá nguyên liệu gạo tăng cao đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Theo đó,loại gạo mà đơn vị này dùng để sản xuất ống hút, bún, phở có giá từ 11.000đồng/kg nay tăng lên 15.000đồng/kg. Mới đây, đối tác cung cấp nguyên liệu cho biếtsẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

“Sức mua trên thị trường đangkhá yếu, đơn hàng xuất khẩu giảm, công ty chỉ cố gắng duy trì sản xuất và kìm giá chứ không có lời. Giá gạo tăng kéo theo giá thành sản xuất,chi phí đầu vàonhưng mình vẫn phải làm để giữ khách hàng và đểchuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm hồi phục trở lại”, bà Trương Thị Hồng Hà nói.

Nỗ lực kìm giá

Là đơn vị cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh từ 150 - 200 tấn gạo/tháng, ông Đinh Quang Thành, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Lương thực Phương Namcho biết, trước tình hình giá gạo đang tăng, doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực giữ giá cho người tiêu dùng. Cụ thể, riêng kênh tiêu dùng nội địa, đơn vịđã chuẩn bị sẵn nguồn cung, đồng thời không tăng giá bán trong vòng 3 tháng tới bởi đâylà thời điểm doanh nghiệp phải ổn định giá cả, sản lượng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua được sản phẩm tốt với giá cả phải chăng.

Chú thích ảnh
TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực kìm giá gạo để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Tương tự, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, giá gạo đangtăng nhưng sẽ có điểm dừng khi giá gạo ở thế giới ổn định. Đểnỗ lực ổn định giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, Hội đã phối hợpvới ngành công thương Thành phốtriển khai nhiều giải pháp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng; đồng thờiphối hợp với doanh nghiệp sản xuất, siêu thị triển khai nhiều chương trình giảm giá hỗ trợ người dân mua sắm.

 

“Hiện nay, các hệ thống bán lẻ lớn đều giảm giá mạnh cho nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người dân. Nhờ vậy, thị trường hàng tiêu dùng thiết yếu ở thành phố khá ổn định, không có sự tăng giá đột biến”, bà Lý Kim Chi cho biết thêm.

Theo ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, gạo là một trong những mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường TP Hồ Chí Minh. Mỗi tháng, các doanh nghiệp tham gia chương trình này cung ứng cho thị trường thành phố hơn 3.300 tấn gạo.

"Sởvẫn đang theo sát tình hình, diễn biến thị trường, giá gạo trên thị trường TP Hồ Chí Minh. Nếu xảy ra hiện tượng đột biến hoặc hiện tượng găm hàng thì sẽ có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo giá cả ổn định", ông Ngô Hồng Y cho biết thêm.

 

Theo ông Ngô Hồng Y, từ đây đến cuối năm, ngành công thương Thành phố xác định,nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm nguồn cung gạo ra thị trường đầy đủ, ổn định. Theo kế hoạch đề ra, lượng gạo thuộc chương trình bình ổn giá cung ứng ra thị trường là 3.311 tấn/tháng, riêng tháng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là 4.525 tấn. Nếu có sốt giá cục bộ, ngành sẽ tổ chức bán hàng lưu động với giá ổn định cho người dân.

Theo Cục Quản lý thị trường TPHồ Chí Minh, mặc dù giágạo "nhảy múa" từ tháng 7 đến nay nhưngqua công tác giám sát, quản lý địa bàn, nhìn chung tình hình thị trường gạo trên địa bàn tương đối ổn định, có niêm yết giá đầy đủ. Lực lượng chức năng cũng chưa phát hiện các hành vi vi phạm liên quan đến việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng này.

"Sắp tới, Cục Quản lý thị trường TPHồ Chí Minh sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ… nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng", đại diện Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết thêm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm