Thị trường

Triển vọng kinh tế thế giới không sáng sủa

Các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều đưa ra những dự báo không mấy sáng sủa về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Giá xăng có thể sẽ xô đổ mốc hơn 30.000 đồng/lít? / Việt Mỹ Pharmacy tung nhiều ưu đãi dịp khai trương nhà thuốc mới

Trái với kỳ vọng của nhiều chuyên gia về sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều tác động lớn đến từ cú sốc kép là đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Ukraine. Hiếm có khi nào dự báo tăng trưởng toàn cầu lại được điều chỉnh nhiều lần theo chiều đi xuống như từ đầu năm đến nay. Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, triển vọng tăng trưởng từ nay đến cuối năm là không cao.

Các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều đưa ra những dự báo không mấy "sáng sủa" về triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay từ mức 4,1% xuống 3,2%.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống còn 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo hồi đầu năm nay.

Ông Pierre Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF cho hay: "Có ba lý do chính cho việc hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu. Thứ nhất, cuộc xung đột Nga - Ukraine làm tăng giá năng lượng và hàng hóa trên thế giới, dẫn đến sản lượng ít hơn và lạm phát nhiều hơn. Thứ hai, tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia và dự kiến sẽ còn kéo dài khiến các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt kiểm soát chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó là đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc với việc đóng cửa thường xuyên hơn do đại dịch COVID-19".

Triển vọng kinh tế thế giới không sáng sủa - Ảnh 1.

Các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều đưa ra những dự báo không mấy "sáng sủa" về triển vọng kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.

Trong các nền kinh tế lớn, IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng 3,7% so với mức tăng 5,7% năm ngoái. Trong khi, kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,4%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5% mà nước này đề ra.

Tăng trưởng của các nước khu vực Eurozon giảm xuống mức 2,8% so với mức 3,9 trước đó. Còn tại châu Á, IMF dự báo khu vực này năm nay tăng trưởng 4,9%, thấp hơn so với mức 6,5% của năm 2021. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng hội nhập kinh tế mạnh mẽ ở châu Á - Thái Bình Dương có thể trở thành động lực mới cho kinh tế thế giới.

"Châu Á chiếm phần lớn dân số toàn cầu và cũng là trung tâm sản xuất của thế giới. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang đi đầu trong cuộc đua hướng tới Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Điều này thực sự là một tin rất tốt cho phần còn lại của thế giới", ông Marcos Prado Troyjo - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) cho hay.

Báo cáo thường niên tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2022 cuối tháng 4 vừa qua đánh giá kinh tế châu Á vẫn đang trong tiến trình phục hồi. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng của khu vực có thể thu hẹp, đồng thời cần phải ứng phó hiệu quả trước các thách thức lớn như: tình hình dịch COVID-19, nhịp độ và cường độ điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu, vấn đề nợ công của một số quốc gia và nguồn cung hàng hóa then chốt…

Kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc

 

Trong những khó khăn chung của thế giới thì Việt Nam với sự điều hành quyết liệt từ Chính phủ, sự vươn lên của doanh nghiệp đang có những bước hồi phục mạnh mẽ.

Trong 4 tháng đầu năm nay, nền kinh tế tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Tình hình dịch bệnh dần ổn định, cùng với các gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế... đã giúp nhiều doanh nghiệp an tâm sản xuất và có được những kết quả kinh doanh khả quan.

Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm tăng 2,1%; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan. 4 tháng đầu năm, gần 49.600 doanh nghiệp thành lập mới, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay tại Việt Nam.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm, ước đạt 5,92 tỷ USD, là giá trị cao nhất trong 4 tháng đầu năm trong các năm 2018 - 2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Ấn Độ tập trung củng cố nội lực nền kinh tế

 

Nhìn rộng ra toàn khu vực thì châu Á trước đại dịch đã đi đầu trong động lực tăng trưởng toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, một lần nữa khu vực này được kỳ vọng sẽ dẫn dắt quá trình hồi phục kinh tế thế giới. Tác động là sâu rộng nhưng không phải là không có những gam màu hy vọng. Chẳng hạn như Ấn Độ, năm tài khóa vừa qua, New Delhi đã đạt mức tăng trưởng 8,9%. Năm nay, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng của Ấn Độ vẫn đạt 8,2%.

Các chính sách phục hồi kinh tế của Ấn Độ đã đề ra suốt thời gian qua xoay quanh một triết lý đã được Thủ tướng nước này Narendra Modi đề ra gọi là Atma Nirbar, hay "tự lực cánh sinh". Theo đó, tư duy là nếu bên ngoài trở nên biến động khó lường, đây là lúc để quay trở lại cải tổ năng lực bên trong mình.

Một số bước đi nổi bật có thể kể đến như việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ thông qua tái cơ cấu bộ máy. Hay như chính sách thuế, Ấn Độ thời gian qua đã ban hành nhiều ưu đãi thuế để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nhưng đồng thời lại tiến hành những bước đi mạnh mẽ để chống thất thu thuế.

Kết quả là thu ngân sách trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm nay Ấn Độ vẫn đạt mức kỷ lục hơn 350 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm tài khóa trước đó. Ngoài ra, cũng rất đáng chú ý là quyết tâm thu hẹp tỷ lệ lĩnh vực kinh tế phi chính thức trong cơ cấu kinh tế.

Triển vọng kinh tế thế giới không sáng sủa - Ảnh 3.

Một xưởng lắp ráp ô tô ở Ấn Độ. Ảnh: Livemint

 

Trước đây kinh tế phi chính thức chiếm tới hơn một nửa giá trị nền kinh tế Ấn Độ nhưng đến năm ngoái chỉ còn chiếm 15 - 20% GDP. Đây là tín hiệu đáng tích cực. Nền kinh tế phí chính thức là nền kinh tế của các hoạt động làm ăn nhỏ lẻ như bán hàng rong, quán ăn vỉa hè, sửa xe... Điều này không chỉ tạo ra thất thu thuế, mà nền kinh tế vận hành chủ yếu trên cái nền của những hoạt động giản đơn, phi chính thức tất yếu sẽ làm thiếu đi các khoản tái đầu tư cho đổi mới và sáng tạo.

Tập trung củng cố nội lực đã giúp tăng khả năng chống chịu khủng hoảng cho nền kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên, một số rủi ro cũng được giới kinh tế nước này chỉ rõ cần giải quyết. Thứ nhất là rủi ro từ chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích thích nền kinh tế. Giới kinh tế Ấn Độ cho rằng mục tiêu ưu tiên lúc này cần phải thay đổi sang kiểm soát lạm phát, không phải là kích thích kinh tế nữa.

Ngoài ra, chính quyền Trung ương và các bang cũng đang được khuyến cáo phải đảm bảo cho được động lực quan trọng cho sản xuất là điện. Đây đang là bài toán lớn của nước này. Nhiều bang tại Ấn Độ giá điện đang nhảy múa, phải cắt điện luân phiên do thiếu than đá, còn hạ tầng các nguồn năng lượng tái tạo không đủ đáp ứng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm