Thị trường

Tuyên Quang: Phát triển bền vững từ nuôi thủy sản an toàn

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, chú trọng an toàn lao động (ATLĐ) trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đang phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng lợi ích cho người dân.

Kiên Giang: 5 năm nuôi mãng xà cực độc, bị cắn bao lần nhưng vẫn mê / Đồng Nai: Bộ đội xuất ngũ về quê nuôi ruồi lính đen kiếm bộn tiền

HTX là điểm tựa

Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, HTX Sản xuất - Kinh doanh cá Chiên đặc sản Thái Hòa (huyện Hàm Yên) đang gặt hái nhiều thành công với mô hình nuôi cá lồng theo hướng an toàn.

Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh ở Hàm Yên

Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh ở Hàm Yên

Hiện tại, HTX đang phát triển ổn định với hơn 60 lồng cá, bình quân mỗi hộ thành viên tổ chức nuôi 5 - 8 lồng, thu nhập ổn định 250 - 300 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc HTX, cho biết: “HTX được thành lập năm 2015 và trở thành HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển mô hình nuôi cá Chiên đặc sản theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, chú trọng đảm bảo ATLĐ, vệ sinh thực phẩm”.

Với sự dẫn dắt của HTX, phong trào nuôi các lồng trên sông tại xã Thái Hòa nhanh chóng được nhân rộng, phát huy hiệu quả. Vốn được manh nha từ năm 2006, nhưng phải đến khi có HTX, quy trình nuôi các lồng mới dần được siết chặt, khoa học, hiệu quả và an toàn hơn.

Đến nay, toàn xã có 35 hộ nuôi với 135 lồng cá, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng, Tân An, Khánh An, Bình Thuận, Soi Long…

 

Anh Trần Văn Vân (thôn Ba Luồng) cho biết: “Nuôi cá lồng, nhất là cá Chiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, sản xuất an toàn để đảm bảo ATLĐ, vệ sinh môi trường nước là yêu cầu bắt buộc, cần đặc biệt quan tâm trong quá trình sản xuất”.

Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh ở Hàm Yên đã góp phần không nhỏ trong việc tận dụng nguồn lợi từ điều kiện tự nhiên, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp hiện đại của địa phương, giúp người dân tăng thu nhập, tạo sự đa dạng ngành nghề phát triển ở nông thôn.

Các mô hình thủy sản sẽ được đầu tư trọng điểm theo hướng VietGAP gắn với ATLĐ

Các mô hình thủy sản sẽ được đầu tư trọng điểm theo hướng VietGAP gắn với ATLĐ

Đẩy mạnh đầu tư

 

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, cho biết: “Nhằm phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, tỉnh đã có định hướng phát triển thủy sản giai đoạn từ năm 2014 - 2025, định hướng đến năm 2035”.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển nuôi 5 loại cá đặc sản gồm cá chiên, cá bỗng, cá dầm xanh, cá anh vũ và cá lăng. Ngoài việc cung cấp cá giống cho những gia đình nuôi cá lồng bè và để tái tạo nguồn thủy sản, năm 2017 và 2018, mỗi năm tỉnh Tuyên Quang cho thả 3.000 con cá chiên giống trên sông Lô và sông Gâm.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 1.400 lồng nuôi cá, trong đó 464 lồng nuôi cá đặc sản. Nhiều hộ có thu nhập vài chục triệu đồng/năm, trong đó có khoảng 30 hộ thu lãi từ 100 - 300 triệu đồng/năm.

Để nâng cao hiệu quả, tỉnh đã và đang chủ động hình thành liên kết sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và các hộ dân tạo thành chuỗi liên kết, khắc phục tình trạng nuôi manh mún; đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; thiết lập cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng và tính bổ dưỡng của sản phẩm cá đặc sản để người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn phù hợp trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng tỉnh cũng đang tổ chức nghiên cứu, lưu giữ, xây dựng khu vực bảo tồn và phát triển các giống cá quý hiếm của địa phương; nghiên cứu và ứng dụng phương pháp sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá đặc sản để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm