Thị trường

Vì sao vải Lục Ngạn lên tới gần nửa triệu đồng một kg?

DNVN - Ngoài việc canh tác theo phương pháp hữu cơ thì những quả vải Lục Ngạn (Bắc Giang) còn được tuyển chọn kỹ lưỡng và đóng trong hộp giấy cao cấp, có tem truy suất nguồn gốc nên giá bán lên tới 200.000 đồng/12 quả (gần 17.000 đồng/quả) khiến người tiêu dùng khá “choáng”.

"Mục sở thị" vườn vải thiều trĩu quả ở Bắc Giang / Quảng bá, giới thiệu vải thiều và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn tại Hà Nội

Được biết, 2019 là năm đầu tiên huyện Lục Ngạn có sản phẩm vải thiều hữu cơ với diện tích 20ha ở hai xã Quý Sơn và Giáp Sơn. Các vườn vải tham gia mô hình vải thiều hữu cơ đều được lắp camera giám sát, nhật ký chăm sóc điện tử nên có nhiều ưu điểm vượt trội và tiềm năng phát triển rộng rãi.
Đồng thời, đây là lần đầu tiên huyện Lục Ngạn tiến hành trồng thí điểm có liên kết với doanh nghiệp. Các vườn được chọn trồng vải thiều hữu cơ đều là vườn vải có chất lượng, chủ vườn có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc.
Chia sẻ với tờ Vietnamnet, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Năm đầu tiên trồng thí điểm, sản lượng vải thiểu hữu cơ mới đạt khoảng 200 tấn. So với làm theo phương thức truyền thống thì vải thiều hữu cơ còn cho sản lượng cao hơn. Đến thời điểm hiện tại, vải đã bán hết sạch, giờ không còn quả nào nữa”.
 Hộp vải thiểu hữu cơ 12 quả có mức giá 200.000 đồng.Hộp vải thiểu hữu cơ 12 quả có mức giá 200.000 đồng.

Những quả vải thiều hữu cơ này được tuyển chọn kỹ lưỡng, đóng vào hộp giấy (loại hộp giấy này được đặt làm từ Nhật Bản chuyển về), trong hộp quả vải được đặt nổi trên nền vải lụa vàng rồi xuất bán tại vườn với giá 200.000 đồng/hộp 12 quả. Bên ngoài hộp đựng vải thiều có dán tem truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại tra cứu theo phần mềm sẽ ra toàn bộ thông tin về sản phẩm.
Năm 2019, doanh nghiệp cùng người trồng đã làm ra khoảng 500 hộp để bán cho khách hàng cao cấp trong nước và rất đắt hàng. Theo ông Bình, qua lần trồng thí điểm thành công này, nhiều doanh nghiệp ngỏ ý tham gia liên kết với nông dân để trồng vải theo mô hình hữu cơ. Thời gian tới, lãnh đạo huyện Lục Ngạn sẽ ngồi làm việc, thống nhất với từng doanh nghiệp và đưa họ đi khảo sát vùng trồng.
Loan Lê
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm