Việt Nam xuất siêu năm thứ 5 liên tiếp
Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc hơn 35 tỷ USD trong 2020 / Ngân hàng hưởng lợi lớn từ dòng vốn rẻ
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2020 đạt 29,98 tỷ USD. Kết quả này đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2020 đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 27,69 tỷ USD) so với năm 2019.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 371,9 tỷ USD, tăng 14,8% (tương ứng tăng hơn 48 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 173,46 tỷ USD, giảm 10,5% (tương ứng giảm 20,33 tỷ USD) so với năm 2019.
Ở kỳ 2 tháng 12 năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 625 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 lên 19,95 tỷ USD. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam xuất siêu.
Cán cân thương mại hàng hóa từ năm 2016-2020. |
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 12/2020 đạt 15,3 tỷ USD. Tính chung cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) so với năm 2019.
Trong khi đó, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn nửa cuối tháng 12/2020 đạt 14,68 tỷ USD, đưa tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD) so với năm 2019.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là xuất nhập khẩu. Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; trong đó đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 1/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
“Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp”, cơ quan thống kê nhìn nhận.
Bên cạnh mặt tích cực, xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo tính bền vững. Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ, cho rằng Việt Nam nên lưu ý về cán cân xuất - nhập của mình với một số đối tác lớn.
Vị này đánh giá cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay có sự mất cân bằng nhất, cụ thể Việt Nam xuất khẩu là 76,4 tỷ USD và chỉ nhập khẩu 13,7 tỷ USD. Do đó, trong những năm tới, Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Mỹ.
Từ đó, thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy các dự án đầu tư và nhập khẩu nguyên vật liệu để cán cân thương mại của hai nước cân bằng hơn.
Ngoài ra, trong bức tranh tổng thể của tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam, khu vực FDI đạt tăng trưởng dương cả xuất lẫn nhập khẩu (lần lượt tăng 9,7% và 13%), trong khi xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước lại âm 1,1%, còn nhập khẩu âm 10%.
Trong đó, hàng tư liệu sản xuất; máy móc thiết bị, dụng cụ phương tiện vận tải, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu đều giảm. Từ đó, có thể thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục bị tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT