Vốn rẻ vẫn khó lan tỏa
Thực hư cua Cà Mau 50.000 đồng/3 con bán đầy đường / Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6 - 6,5%
Các ngân hàng đang tung ra nhiều chương trình ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp. |
Ngân hàng "bung" vốn rẻ
Ngay từ đầu năm, Agribank đã triển khai gói tín dụng ưu đãi lãi suấtquy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất hỗ trợ lên đến 2,5%/năm nhằm mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch.
Đầu tháng 9, HDBank công bố gói vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ với hạn mức lên tới 2 tỷ đồng; SHB vừa tung ra chương trình ưu đãi “Tiếp sức kinh doanh, thành công vượt trội” dành cho DN siêu nhỏ...
Bên cạnh những giải pháp tài chính, cácngân hàng còn tiếp sức cho các DN qua nhiều cách làm mới, như dịch vụ tư vấn tài chính DN, hỗ trợ DN tìm kiếm khách hàng và thị trường đầu ra để tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, tái cơ cấu nợ, tái cấu trúc DN...
Có thể thấy vốn rẻ ngân hàng đang rất sẵn sàng. Vấn đề đặt ra là các DN có thể hấp thụ được số vốn này hay không?
Thực tế, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, vốn rẻ không thể lan tỏa đến tất cả các thành phần kinh tế. Bởi hiện nay, nhiềuDN bị "bào mòn" đáng kể, dẫn tới không đủ điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng. Trong khi đó, nhằm hạn chế rủi ro, các ngân hàng không thể hạ chuẩn cho vay.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn - Thành viên HĐQT SCB cho hay, thực tế hiện nay, hiệu quả sinh lời của nền kinh tế đang ở mức thấp và một số DN bị tác động mạnh bởi dịch bệnh như vận tải, du lịch... Tuy nhiên, cũng vẫn có những lĩnh vực hấp thụ vốn tốt như ngành bán lẻ, tiêu dùng, nhu yếu phẩm, dược phẩm...
"Do đó, nếu muốn đẩy tín dụng, các ngân hàng phải đưa ra gói tín dụng trúng và đúng đối tượng. Điều này quan trọng hơn là lãi suất rẻ hay đắt", ông Văn lưu ý.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, đầu năm nay, nhiều DN nhỏ vẫn nằm trong diện cho vay của ngân hàng, nhưng đến giữa năm, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp khiến "sức khỏe" của DN rất yếu. Trong đó, các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, quán ăn, vận tải rơi vào tình trạng này do nguồn thu từ hoạt động kinh doanh sụt giảm, thị trường bị thu hẹp bởi giãn cách xã hội.
Lãi suất khó giảm thêm
Đồng tìnhvề việc duy trì chính sách lãi suất thấp hỗ trợ DN, nhưng TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - Giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cuộc khủng hoảng lần này giống như các cuộc khủng hoảng lần trước ở cơ chế tự thanh lọc những DN yếu kém, những lĩnh vực hoạt động yếu kém sẽ không tồn tại được. Thậm chí, ngay cả những tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng yếu cũng sẽ bị "đào thải" trong quá trình cạnh tranh.
Vì thế, các gói hỗ trợ của Chính phủ và ngành ngân hàng là rất cần thiết, nhưng không nên ồ ạt và cần có lộ trình, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng gói hỗ trợ đó như thế nào.
Riêng đối với lĩnh vực tín dụng,việc quản lý chặt chẽ điều kiện vay vốn là cần thiết, bởi nếu không quản lý được đầu vào của hồ sơ vay vốn thìngân hàngsẽ nhận rủi ro về mình.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghệ phát triển, các loại hình tội phạm trong lĩnh vực tài chính - tín dụng ngày càng phát triển tinh vi hơn. Việc làm giả tài liệu, thậm chí làm giả sổ sách để có bộ hồ sơ "đẹp" nhằm dễ dàng tiếp cận với các TCTD đã từng xảy ra.
“Các TCTD muốn bảo toàn được vốn và tránh những rủi ro không đáng có bắt buộc phải kiểm soát cho vay. Trong đó, việc kiểm soát hồ sơ của các DN vay vốn là điều rất quan trọng”, bà Hoài nhấn mạnh.
Về việc có nên giảm lãi suất huy động để tiếp tục giảm lãi vay hay không? TS. Nguyễn Thị Thu Hoài cho rằng, việc giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng cho vay đối với DN là thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ để có thể giúp DN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất lên hay xuống còn phụ thuộc vào cung - cầu trên thị trường và đặc biệt còn phụ thuộc vào việc phát triển kinh tế thời kỳ hậu Covid-19. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, mặt bằng lãi suất huy động dự báo chỉ tương đương giai đoạn hiện nay.
“Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động đang ở điểm “min” - mức mà tổ chức ngân hàng còn có lực để tồn tại. Do đó, nếu lãi suất hạ quá thấp, các ngân hàng sẽ khó huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi trong dân. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động phải có hiệu quả mới có thể tồn tại và tránh những rủi ro xảy ra”, bà Hoài nói. Đồng thời cho rằng, nếu rủi ro xảy ra, hệ thống tài chính ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khó kiểm soát. Điều đó sẽ làm đứt gãy cả nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi