Thị trường

Xuất khẩu thủy sản vào EU: Cần giải “bài toán” tiêu chuẩn

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường khó tính như EU bắt buộc phải đảm bảo đúng, đủ các điều kiện bắt buộc.

Khách hàng thờ ơ, nhiều cửa hàng bánh trung thu ảm đạm / Hà Nội: Thu 800 triệu đồng/năm nhờ mô hình trồng ổi hữu cơ

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang mở ra cơ hội rộng lớn cho xuất khẩu thủy sản nước ta, khi nhiều mặt hàng được áp thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội đó vẫn còn khá nhiều thách thức đặt ra cho ngành hàng tỷ đô này, đặc biệt là các rào cản về kỹ thuật được dựng lên ngày một khắt khe hơn. Vấn đề này vừa được đưa ra trong Hội nghị chuyên ngành tổ chức tại TP Cần Thơ.

Xuất khẩu thủy sản vào EU: Cần giải “bài toán” tiêu chuẩn - Ảnh 1.
Thủy sản Việt Nam đang có cơ hội rất lớn tại thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Để xuất khẩu vào EU, sản phẩm tôm phải đạt chứng nhận ASC. Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt áp dụng cho nuôi trồng thủy sản bền vững.

"Theo ASC chất lượng nguyên liệu ra thị trường không nhiễm kháng sinh, hồ sơ truy xuất nguồn, xuất xứ phải làm bài bản, ghi chép rõ ràng", ông Nguyễn Quang Minh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Cường nói.

Bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: "Chứng nhận này rất quan trọng đối với hệ thống bán lẻ ở châu Âu. Ở đây họ rất quan tâm và chú trọng ASC về vấn đề chất lượng, kiểm soát".

Xuất khẩu thủy sản vào EU: Cần giải “bài toán” tiêu chuẩn - Ảnh 2.
Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. Ảnh: Dân trí.

Đáng lo ngại là hiện diện tích nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận ASC tại Việt Nam tối đa chỉ vài nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn.

"Phải liên kết giữa nông dân, các cơ quan ban ngành để đạt được chứng nhận ASC này với các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và an sinh xã hội", ông Trần Bé Sáu - Giám đốc Nhà máy Chế biến thủy sản, Tập đoàn Việt - Úc nói.

 

Còn ở khâu chế biến, hiện chỉ có 10% hàng hóa thủy sản nước ta xuất khẩu là tinh chế. Điều này sẽ rất khó cạnh tranh ở thị trường đòi hỏi tính tiện ích và độ an toàn thực phẩm cao như châu Âu.

Ở hoạt động khai thác, ngành thủy sản cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đánh bắt bền vững. Bởi với châu Âu, hàng hóa thủy sản không rõ nguồn gốc hoặc khai thác bất hợp pháp có thể bị cấm nhập khẩu vĩnh viễn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm