World Bank: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn
IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 tăng trưởng 6,5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới / ADB đánh giá kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ kiểm soát thành công Covid-19
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam dường như phát triển tương đối tốt trong đợt bùng phát đại dịch lần này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn.
Ngày 11/6, Ngân hàng thế giới (WB) đã có báo cáo, cập nhật nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021.
Theo Ngân hàng thế giới, đợt bùng phát đại dịch thứ 4 này dường như phát triển tương đối tốt tuy nhiên, lần bùng dịch này cũng đã làm môt số chỉ số kinh tế giảm sút. Cụ thể, trong tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4.
Cùng với đó, đợt bùng phát đại dịch lần này tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó nhiều nhất là ở Bắc Giang, nên chỉ số sản xuất công nghiệp tại tỉnh này giảm tới 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 5/2021, tháng khởi đầu của đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 vẫn tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy khả năng chống chịu cao của ngành công nghiệp trong nước.
Theo World Bank, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn.
Đặc biệt, giá trị xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 ghi nhận ở ngưỡng cao kỷ lục, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các ngành xuất khẩu điện thoại, giày dép, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tương tự, tổng dòng vốn FDI cam kết trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 14 tỷ USD, tương đương 322.000 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Về chỉ số tiêu dùng, trong tháng 5/2021 tăng 0,3% so với tháng trước, mức tăng chủ yếu đến từ các mặt hàng như xăng, dầu tăng giá. Ngoài ra, do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng. So với cùng kỳ năm 2020, CPI tăng 2,9%, thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Cũng theo WB, trong 5 tháng đầu năm 2021, Ngân sách nhà nước thặng dư khoảng 86.000 tỷ đồng, tương đương 3,7 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho phép Chính phủ đạt 49,7% mục tiêu của năm chỉ trong 5 tháng. Đồng thời, tổng chi ngân sách giảm 3,7% xuống 581.600 tỷ đồng, chủ yếu do tiến độ đầu tư công chậm lại.
WB nhận định: Tỷ lệ giải ngân giảm có thể thấy ở cả cấp trung ương và địa phương, và đối với các dự án sử dụng vốn trong nước cũng như dự án sử dụng vốn ODA. Theo Chính phủ, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào khiến giá cả tăng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư công.
Ngoài ra, trong tháng 5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 44.200 tỷ đồng trái phiếu trên thị trường trong nước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng giá trị vay nợ trong nước của Chính phủ đạt 109.700 tỷ đồng, tương đương 4,7 tỷ USD, bằng 31,3% kế hoạch năm 2021.
Vào cuối tháng 5/2021, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 2,27%, thấp hơn khoảng 9 điểm cơ bản so với cuối tháng 4, đảo ngược xu hướng tăng chi phí vay vốn được thấy từ tháng 1/2021.
Trước những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, WB cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam dường như phát triển tương đối tốt trong đợt bùng phát đại dịch lần này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị giảm nhẹ với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI. Các diễn biến này cần được theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh