Xuất khẩu cá tra: Tập trung phát triển thị trường có sẵn, liên kết sản xuất theo chuỗi giảm thiểu rủi ro
Đổi mới công nghệ nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm của cá tra / Dự báo thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến vào quý I/2022
Đặt mục tiêu xuất khẩu 1,6 tỷ USD dù rất nhiều rào cản
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, năm 2022, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine cho toàn dân được thực hiện và dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu thế giới đối với các mặt hàng thủy sản trong đó có cá tra gia tăng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phục hồi và tăng trưởng.
Năm 2022, ngành cá tra phấn đấu đạt sản lượng cá tra thương phẩm từ 1,6-1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.
Tổng cục Thủy sản triển khai nhiệm vụ sản xuất, xuất khẩu cá tra năm 2022.
Thông tin từ Hiệp hội Cá tra cho biết, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD là kế hoạch tương đối khó khăn khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng…
Tăng trưởng nóng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất cân đối cung cầu và khả năng bùng phát những vấn đề về môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tình hình thời tiết, khí hậu có thể tiếp tục diễn biến bất thường; hạn hán xâm nhập mặn diễn ra sớm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất.
Từ năm 2021 đến nay, đặc biệt bước vào năm 2022, giá thức ăn phục vụ nuôi cá tra tăng, vật tư đầu vào tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp và người nuôi thả cá tra đa số hòa vốn hoặc lỗ. Bên cạnh đó, diễn biến khí hậu do xâm nhập mặn và mưa nắng bất thường đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi cá tra.
Trong khi đó, các rào cản thương mại, kỹ thuật vẫn đang tiếp diễn, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định mới của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, hay các quy định mới của thị trường Châu Âu (EU) khiến xuất khẩu cá tra khó khăn chồng chất.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành lệnh số 248, 249 áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Lệnh 248, 249 có thể sẽ có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh trong đó có cá tra.
Đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường, sản phẩm và năng lực quản trị doanh nghiệp
Để đạt mục tiêu xuất khẩu 1,6 tỷ USD trong năm 2022, Chính phủ và Bộ NN&PTNT tăng cường tháo gỡ khó khăn cho người nuôi, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tạo ra do ảnh hưởng của COVID-19 để ngành sớm trở lại hoạt động bình thường.
Ngành cá tra cũng thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá, tập trung vào việc cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường; đẩy mạnh tái cấu trúc về thị trường, sản phẩm và chất lượng sản phẩm, tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp, năng lực quản trị doanh nghiệp.
Trong chiến lược thị trường, ngành tiếp tục tập trung phát triển các thị trường có sẵn, đặc biệt là 4 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN với thị phần chiếm từ 50-60%.
Tại Hội nghị Triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân đề nghị doanh nghiệp, người nuôi cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện nuôi cá tra, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm thiểu rủi ro, giảm giá thành sản xuất, nuôi có chứng nhận để nâng cao giá trị sản phẩm.
Cần tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá tra; nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh