Xuất khẩu dệt may ‘bay hơi’ hơn 2 tỷ USD vì dịch COVID-19
Hà Tĩnh: Chàng bí thư chi đoàn thôn làm giàu từ mô hình trồng cam kết hợp chăn nuôi / Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với bột ngọt Trung Quốc
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 15 ngày đầu tháng 7 đạt hơn 1,4 tỷ USD, lũy kế từ đầu năm đạt 14,6 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may bị sụt giảm hơn 2 tỷ USD (cùng kỳ đạt gần 16,66 tỷ USD), tương đương giảm khoảng 14%.
Sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu dệt may là điều dễ hiểu khi xuất khẩu sang cả 3 thị trường lớn nhất đều tăng trưởng âm.
Cụ thể, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết tháng 6, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam nhưng trị giá giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Nhật Bản cũng giảm 7%; thị trường EU đứng thứ ba và giảm mạnh nhất tới 19,2%...
Số liệu từ cơ quan hải quan cho thấy, trong 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực (điện thoại, máy vi tính, dệt may), dệt may là nhóm hàng bị giảm mạnh nhất.
Nếu các năm trước, dệt may và máy vi tính luôn so kè nhau cạnh tranh vị trí thứ 2 về quy mô kim ngạch, thì từ đầu năm 2020 đến nay, dệt may đã bị bỏ lại rất xa: xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 21,2 tỷ USD, vượt dệt may đến gần 6,7 tỷ USD.
Ngoài nguyên nhân do dệt may bị sụt giảm, khoảng cách giữa hai ngành hàng được nới rộng còn do nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn duy trì được đà tăng trưởng khả quan (tăng trưởng khoảng 25%).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Kim ngạch xuất khẩu dệt may bị sụt giảm hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019, tương đương giảm khoảng 14% (Ảnh: Internet)