Lãi hàng tỉ đô, vì sao "gã khổng lồ" Huawei vẫn chưa muốn lên sàn?
Mặc dù chưa thoát hẳn khỏi nghi án an ninh mạng nhưng với tốc độ phát triển nhanh và ổn định hàng năm lãi hàng tỉ đô (năm 2013 đạt doanh thu gần 40 tỉ USD và lợi nhuận gần 5 tỉ USD), “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc vẫn đang là tâm điểm đối với các nhà đầu tư quốc tế, nhưng vì sao Huawei vẫn chưa muốn lên sàn?
Chưa cần lên sàn
Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp có vốn đầu tư 3.500 USD của ông Nhiệm Chính Phi khi tại nơi “đóng đô” Thâm Quyến mới chỉ có 20.000 dân, nay Huawei đã trở thành “gã khổng lồ” và hất cẳng nhiều “gã khổng lồ” khác trên thị trường thiết bị mạng viễn thông thế giới, trong khi Thâm Quyến đã trở thành đại công xưởng của thế giới với hơn 10 triệu dân.
Điều lạ là với khoản lợi nhuận khủng gần 5 tỉ USD trong năm 2013 vừa qua, Huawei vẫn chưa tính tới chuyện lên sàn. Trong một cuộc tiếp xúc báo chí, ông Joe Kelly - Phó Chủ tịch phụ trách Media quốc tế của Huawei – cho biết: “Trong 10 năm tới, Huawei không có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán”.
Cũng theo ông Kelly, lí do chính thường thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn là để huy động vốn, thì đối với Huawei đó lại không phải là yêu cầu bức thiết. “Huawei không có nhu cầu huy động vốn vì lượng tiền mặt hiện có của chúng tôi rất lớn, doanh nghiệp đang đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định”.
Sáng lập viên và cũng là chủ tịch của Huawei – ông Nhiệm Chính Phi - hiện nắm giữ chưa đến 1,4% cổ phần, còn lại 98,6% cổ phần thuộc về nhân viên tại Huawei. Hiện có 84.187 nhân viên của Huawei được tham gia vào chương trình cổ phần của công ty (sở hữu cổ phiếu Huawei). Theo ông Kelly, đây là chương trình ý nghĩa nhằm chia sẻ lợi ích tài chính cho người lao động để khuyến khích và tạo động lực cho họ trong quá trình công tác.
Vì sao không lên sàn?
Mỗi nhân viên tại Huawei có 3 khoản thu nhập: Lương, thưởng cổ phiếu và thưởng tiền mặt cuối năm. Tuy nhiên, Huawei cũng có một qui định rất chặt chẽ, là bất cứ nhân viên nào khi nghỉ việc đều phải bán lại cổ phiếu cho công đoàn của công ty. Ông Kelly cho rằng, qui trình khép kín này giúp cho vốn của Huawei không bị chảy ra bên ngoài.
Vì sao không lên sàn để mời gọi nhà đầu tư và cũng không muốn vốn chảy ra bên ngoài? Vị Phó Chủ tịch phụ trách Media quốc tế của Huawei giải thích: “Khi lên sàn là một cách bán công ty cho các nhà đầu tư. Huawei không muốn công ty bị như thế. Cách đi của Huawei là hướng tới khách hàng (người sử dụng sản phẩm , dịch vụ). Khách hàng là người Huawei muốn xây dựng niềm tin và minh bạch chứ không phải nhà đầu tư. Với cơ chế hoạt động như hiện nay : Báo cáo kiểm toán, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm và cởi mở hơn nữa các vấn đề đối thoại là cách Huawei tạo dựng niềm tin với khách hàng. Trong tương lai Huawei sẽ vẫn tiếp tục đi theo hướng này.
Trên thực tế, Huawei tuyển dụng rất nhiều nhân viên là người nước ngoài, chiếm đến 75% tổng số nhân viên Huawei (tại một số quốc gia như Ấn Độ chiếm đến 90%). Đó là cách thu nạp và tuyển dụng nhân tài, chất xám. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, khi Huawei đang phát triển và tăng trưởng ổn định thì việc để các nhà đầu tư lớn tham gia vào có thể sẽ dẫn đến các xáo trộn nhiều khi không cần thiết và quyền lực bị chia sẻ có thể khiến ban lãnh đạo hiện thời không thể chèo lái con tàu Huawei đúng như ý đồ.
Lao động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Cột tin quảng cáo