Lãng phí lao động tri thức
Hội Liên lạc sinh viên ở các trường kinh tế cho biết, số sinh viên ra trường năm 2011 mới chỉ khoảng 1/4 tìm được việc làm. Còn hơn một nửa trong số kiếm được việc làm không đúng chuyên môn. Cử nhân ở các khối khoa học xã hội lại càng khó kiếm việc làm hơn.
Để bám trụ Hà Thành, hàng vạn kỹ sư, cử nhân trẻ phải làm đủ nghề để sống từ gia sư, tiếp thị, bán hàng, kinh doanh đa cấp, học thuê…
Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Cty Giáo dục Đức Anh Minh cho biết: Tôi làm dịch vụ gia sư đã 15 năm nay. Ngoài các cử nhân sư phạm còn nhiều người là cử nhân khối kinh tế, kỹ sư, kỹ thuật cũng tham gia giảng dạy. Kiến thức họ rất tốt, nhiệt tình nên mỗi buổi dạy được trả từ 150 - 200 ngàn đồng. Thường các em giảng dạy 20 buổi trong mỗi tháng và chủ yếu vào buổi tối.
Theo cô Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Gia sư tiếng Anh ở quận Cầu Giấy, mỗi buổi dạy tiếng Anh tại nhà có học phí 200 ngàn đồng trở lên. Nhu cầu học thêm tiếng Anh tăng, bởi có thông tin từ năm 2013 tuyển sinh vào hệ THPT ở Hà Nội ngoài môn Văn, môn Toán sẽ thêm tiếng Anh.
Bạn Lê Thị Hoàng Xanh, nhân viên makerting ở một hãng thực phẩm chức năng cho biết, nghề này hưởng lương theo sản lượng hàng hóa bán được. Mỗi tháng chạy mòn cả lốp xe mới kiếm được 3 - 4 triệu đồng, tằn tiện đủ tiền thuê nhà để buổi tối học thêm ngoại ngữ. Tại xóm trọ Phùng Khoang, quận Thanh Xuân, một phòng rộng khoảng 14m2 có tới 4 người ở. Họ đều là những cử nhân học cùng ngành makerting. Mặc dù tính chuyện về quê, nhưng về thì ruộng chẳng còn mà làm.
Cô Hoài Thu, Ban Liên lạc Khoa tiếng Anh, Hội Sinh viên Đại học Hà Nội cho biết: Phần lớn sinh viên học tiếng Anh ra trường đều kiếm được việc làm. Có nhiều em sang Nhật làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Có những bạn sang các nước Ả Rập bán hàng trong các siêu thị vừa có thu nhập, vừa nâng cao tiếng Anh.
Điều đáng nói là, đã có nhiều sinh viên đi học thuê cho sinh viên cao học, cho sinh viên tại chức. Với 60 đến 80 ngàn đồng cho một buổi học, người học thuê chỉ việc có mặt điểm danh. Dịch vụ này phát triển đến mức nhiều trung tâm đăng số điện thoại trên các trang web. Cũng đã có nhiều chuyện dở khóc, dở cười khi người đi học thuê đã chạm trán thầy giáo cũ của mình trong một tiết giảng chuyên ngành…
Thu nhập từ các nghề gia sư, makerting, bán hàng, học thuê… cũng chỉ trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Như vậy, phải chi phí tằn tiện mới đủ.
Theo một cán bộ ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, việc tuyển sinh như hiện nay chỉ để giải quyết việc làm cho các thầy cô giáo trong các trường đại học, cao đẳng. Đào tạo ra mà không sử dụng, rõ ràng để lãng phí một nguồn lực lao động quá lớn. Thậm chí, nhiều trường không hề có kết quả phản hồi hàng năm về tìm việc làm của các sinh viên đã ra trường.
Vấn đề là, Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sớm hoàn thành đề án quy hoạch nhân lực. Để cung và cầu tương đương nhau thì phải căn cứ vào nhu cầu thực tế về lao động từ các tỉnh, thành, từ các bộ, ban, ngành, đặc biệt khảo sát chính xác nhu cầu từ các doanh nghiệp. Chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ từ thực tế khảo sát này và phải điều chỉnh thật linh hoạt thì mới khắc phục được tình trạng lãng phí lớn về nguồn lực như hiện nay.
Minh Thúy ( Theo Thanh tra )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?