Lò luyện thi, đến hẹn lại “bát nháo”
Đủ chiêu quảng cáo
Dạo một vòng quanh tìm các trung tâm, cơ sở luyện thi đại học, cao đẳng tại Đà Nẵng, đặc biệt khu vực xung quanh các trường THPT và đại học, khảo sát sơ bộ cũng có đến hơn 20 cơ sở thông báo chiêu sinh luyện thi đại học với đủ thông điệp quảng cáo "có cánh" như: đội ngũ giáo viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, uy tín, chất lượng, giảm học phí, phòng học thoáng mát, giảng viên kèm sát từng học sinh, không đậu không tính tiền học phí
Trong vai phụ huynh tìm hiểu ghi danh cho em ở quê chuẩn bị ra Đà Nẵng trọ luyện thi Đại học, tại trung tâm luyện thi Minh Phát trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đà Nẵng), chúng tôi được giới thiệu có đủ các lớp luyện thi sáng, chiều, tối cho tất cả các khối thi. Học phí trung bình từ 300 - 500 nghìn đồng/tháng cho mỗi môn một tuần 3 buổi học.
Trung tâm này mạnh dạn quảng cáo “các lớp luyện thi do các tiến sĩ, thạc sĩ giáo viên giỏi có kinh nghiệm, tâm huyết..., là nơi có uy tín và tỉ lệ đậu cao nhất hiện nay”. Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV, trung tâm này lại không hề có tên trong danh sách các trung tâm, cơ sở dạy thêm được Sở Giáo dục - Đào tạo cấp phép
9 trung tâm, cơ sở luyện thi được Sở Giáo dục - Đào tạo Đà Nẵng cấp phép:
1. Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Thành Đạt 2. Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và luyện thi Trần Cao Vân 3. Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và luyện thi Kính Vạn Hoa 4. Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và luyện thi Nguyễn Hoàng 5. Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và luyện thi Dân trí 6. Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và luyện thi Gia Minh 7. Cơ sở Bồi dưỡng kiến thức Quang Minh 8. Cơ sở dạy thêm Olympia 9. Các lớp dạy thêm tại cơ sở K23/37 Lê Hữu Trác, Sơn Trà |
Theo tìm hiểu thực tế của PV, trung tâm này chỉ mới khai trương cơ sở trên đường Trần Cao Vân (Thành phố Đà Nẵng) được vài tháng nay và không hề có tên trong danh sách các điểm được Sở Giáo dục - Đào tạo Đà Nẵng cấp phép.
Phụ huynh, thí sinh cần tỉnh táo
Trước lời đảm bảo "Không đậu đại học không thu học phí" của các trung tâm luyện thi, phụ huynh và thí sinh dễ có tâm lý trung tâm phải tự tin vào chất lượng lò luyện mới dám mạnh miệng như vậy. Nhưng nếu tỉnh táo phân tích thì với mức học phí cao như vậy (50 triệu đồng/người), chỉ cần vài sĩ tử thi đậu, trung tâm đã hời to. Thử phân tích một lớp luyện thi như vậy, trả lương giảng viên mỗi môn trung bình 10 triệu/người/tháng, 3 môn là 30 triệu. Và chỉ hơn 100 triệu là đủ trả lương cho giảng viên cho một mùa ôn thi cao điểm từ 3-4 tháng.
Không cần đến chiêu khảo sát chất lượng học viên đầu vào để chọn “hạt giống” cho các lớp kiểu này. Không bàn đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Chỉ cần may mắn vài em thi đậu là đủ có lãi cho các trung tâm có các dịch vụ kiểu này. Mà sĩ tử phải quyết tâm dùi mài kinh sử, cũng như phụ huynh đã chịu chi khoản lớn cho con đi luyện thi như vậy thì họ cũng quyết đốc thúc con em học để đậu đại học cho bằng được.
Một cán bộ ngành giáo dục khẳng định, với xu hướng đề thi đại học không đánh đố thí sinh như hiện nay, chỉ cần các em có học lực trung bình - khá, tự ý thức chăm chỉ ôn thi bám sát chương trình sách giáo khoa thôi thì hoàn toàn có thể thi đậu. Có nhiều trường học, ngành học phù hợp với nhiều mức học lực của học sinh nếu các em có quyết tâm và biết tự lượng sức mình.
Xử lý nghiêm các trung tâm hoạt động không phép
Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/4, ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Đà Nẵng khẳng định các trung tâm, cơ sở đủ điều kiện có thể đăng ký cấp giấy phép hoạt động. Còn các nơi không đủ điều kiện, không được cấp phép thì yêu cầu giải thể, chấm dứt hoạt động. Trong thời gian tới, Sở sẽ có kế hoạch phối hợp lực lượng PA83 - Công an TP Đà Nẵng kiểm tra và xử lý nghiêm các trung tâm, cơ sở dạy thêm, học thêm hoạt động không phép”. |
Theo DT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý