Khám phá

Luyện thi vào lớp 1 gian nan hơn hơn thi Đại học

Để vào được trường học như ý muốn của các bậc cha mẹ, nhiều trẻ em bị bắt ôn luyện quá nhiều ngất xỉu ngay trên lớp. Nhiều em “chạy sô” đi học như ca sĩ đi biểu diễn.

Hiện nay, tại các thành phố lớn, việc ôn luyện cho trẻ vào lớp 1 còn “nóng” hơn cả thi vào đại học. Dù mấy hôm nay trời nắng hơn 40 độ C nhưng chị Nguyễn Ngọc Minh (Đào Tấn - Ba Đình - Hà Nội) vẫn đưa cậu con trai Nhật Quang đến các lò luyện thi lớp 1. Được biết, công việc này đã diễn ra từ sau tết Nguyên đán đến nay.

 

Theo lịch học, thứ 2,4,6, Quang luyện Tiếng Việt ở nhà cô giáo, tối thứ 3,5,7 thì gia đình chị Minh mời hẳn cô giáo về nhà kèm môn Toán. Còn chiều Chủ nhật, buổi sáng Nhật Quang đi học tiếng Anh tại

 

Trung tâm Anh ngữ còn buổi chiều lại “chạy xô” đi luyện chữ đẹp. Chị Minh than thỏ: “Chắc đến khi con đỗ lớp 1 thì mẹ cũng mẹt xỉu vì mệt. Nhưng đành chấp nhận bỏi vì bây giờ thi vào lớp 1 còn khó hơn cả thi đại học”.

Tuy nhiên, mẹ khổ một thì con khổ mười. Mới 5 tuổi mà suốt Quang suốt ngày “chạy sô” đi học như ca sĩ đi biểu diễn. Nhiều lúc ngủ chưa no giấc, cậu đã bị mẹ gọi dậy đi học. Vẫn biết ép học nhiều là cướp mất tuổi thơ của con, xáo trộn cuộc sống gia đình nhưng chị Minh cho biết là không còn cách nào khác. Nếu không ôn luyện tử tế, cháu thi trượt lớp 1 còn khổ hơn nhiều.

 

Không chỉ mẹ con chị Minh phải tham gia vào cuộc đua luyện thi lớp 1 mà hàng triệu phụ huynh tại Hà Nội cũng phải gia nhập cuộc chơi này. Chị Đặng Yên (Phùng Khoang, Hà Nội) đã phải xin nghỉ công việc kế toán của mình để “chia lửa” cho cậu con trai đang luyện thi vào tiểu học.

 

Chị Yên bảo: “Gia đình tôi phải tạo mọi điều kiện cho cậu con trai vào lớp 1 hạng ưu, chứ để trẻ học mấy trường dân lập không có tên tuổi thì không biết đến bao giờ mới giỏi được. Biết là cháu vất vả cố gắng một chút sau này đỡ phải hối hận”

 

Theo khảo sát của PV Người đưa tin, tại Hà Nội, học phí cho các bé đi ôn luyện để thi vào trường điểm ở các lò luyện thi vào lớp cao hơn so với giá luyện thi vào đại học.

 

Cụ thể, giá của một khóa học 40 buổi là khoảng 3 - 4 triệu đồng/ khóa, còn nếu thuê giáo viên về nhà dạy thì số tiền học còn tăng lên nhiều lân. Trung bình, một học sinh được giáo viên kèm tại nhà phải móc ví từ 300 – 500 nghìn/buổi.

 

 Bỏ hơn 2000 USD để con vào lớp 1

 

Trao đổi với PV báo Người đưa tin về thực trạng này, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT cho rằng: Việc các bậc phụ huynh cho con đi học chữ quá sớm là phản khoa học, sẽ làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ.

 

Ở các nước phát triển, người ta không bao giờ cho trẻ em đi học sớm, bởi vì tuổi này, các cháu còn quá non nớt trong việc hình thành nhận thức. Việc nhồi nhét con toán, chữ viết vào đầu khiến trẻ sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức. Thậm chí, có nhiều đứa trẻ bị ép học nhiều quá ngất xỉu ngay trên lớp học.

 

Cũng theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, ở nước ta, các bậc phụ huynh thường có sở thích muốn con mình phải biết hơn con nhà hàng xóm và lấy đó làm niềm tự hào, thậm chí là kiêu ngạo.

 

“Ngoài ra có nhiều trường hợp phụ huynh muốn bằng bằng mọi cách phải chạy chọt cho con vào trường điểm nên sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn. Tôi đã từng nghe những trường hợp phải bỏ ra 2000 USD để chạy cho con vào lớp 1. Chính điều đó sẽ tạo ra tiêu cực ở các trường đó và biến môi trường giáo dục thành cái chợ”, Giáo sư Minh Hạc cho biết.

 

Luyện chữ trước tuổi đến trường lợi bất cập hại

 

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia trường mầm non Hoàng Gia cho biết, tác dụng của việc luyện chữ trước tuổi chưa rõ đạt đến đâu nhưng sự thiệt hại cho quá trình phát triển của bé, sự thui chột hứng thú học lại quá rõ ràng.

 

Việc luyện chữ cũng có nguy cơ khiến mắt trẻ bị quá tải vì khi tập trung viết, trẻ thường cúi gằm mặt sát vở, gây thiệt hại cho sự phát triển thị lực và dẫn đến cận thị, loạn thị.

 

Hơn nữa, vì quá nhỏ nên khi viết, nhiều đứa trẻ phải nhoài cả người lên bàn hoặc bàn ghế ở các lớp học gia đình không chuẩn dẫn đến ngoẹo đầu, ngoẹo cổ. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, xương, đặc biệt là cột sống.

 

 

Theo Người đưa tin

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo