Made in Vietnam

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn nên đeo khẩu trang

DNVN - Hiện nay đã nhiều nước triển khai tiêm vắc xin COVID-19, song các nhà khoa học cũng khuyến cáo, vắc xin khó có thể đạt được hiệu ngăn chặn 100% virus SARS-CoV-2. Do đó, cho dù đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nên tiếp tục đeo khẩu trang để phòng chống, dịch bệnh.

Sản lượng ống thép Hòa Phát tăng 11% so với cùng kỳ / Nguy cơ thực phẩm "made in Vietnam" mất thị phần

Theo Tiến sĩ bệnh truyền nhiễm Denis Leclerc ở Đại học Laval giải thích: "Chúng ta đã biết các kháng thể trung hòa có trong máu hoạt động hiệu quả, nhưng vẫn có khả năng virus nhân lên trong các tế bào mũi vì kháng thể lưu thông ở mũi ít hơn".

Vấn đề này đã từng xảy ra. Ví dụ vắc xin ngừa bại liệt dạng tiêm do Jonas Salk phát triển và được sử dụng từ năm 1955 đạt hiệu quả gần 90% nhưng không ngăn ngừa được virus lây nhiễm qua đường miệng. Đến khi có vắc xin dạng uống do Albert Sabin phát triển từ năm 1961, bệnh bại liệt mới được loại trừ thành công.

Nhiều thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để tăng hiệu quả vắc xin COVID-19 và giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ bằng cách so sánh số người mắc bệnh giữa nhóm đã tiêm vắc xin với nhóm nhận giả dược. Song để biết vắc xin ngăn ngừa lây nhiễm đến mức nào, các hãng dược phải áp dụng cách thử nghiệm khác.

Tháng 12/2020, Moderna đã cung cấp dữ liệu sơ bộ chứng minh so với nhóm nhận giả dược, nhóm được tiêm liều vắc xin đầu tiên có số ca nhiễm không triệu chứng ít hơn gần gấp ba lần. Song thử nghiệm chỉ được thực hiện hai lần cách nhau một tháng, vì vậy chưa đủ.

AstraZeneca và Janssen (công ty con của Johnson & Johnson) cũng trình dữ liệu với kết luận về khả năng giảm số ca nhiễm không triệu chứng nơi người đã tiêm vắc xin, nhưng số lượng thử nghiệm cũng còn khá nhỏ.

Họ so sánh tỉ lệ ca dương tính của các nhân viên y tế giữa nhóm đã tiêm vắc xin với nhóm chưa tiêm. Kết quả cho thấy vài ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, số ca nhiễm không triệu chứng của hai nhóm gần tương đương. 12 ngày sau, số ca nhiễm trong nhóm đã tiêm giảm ít hơn bốn lần.

Việt Nam là những nước đi đầu trong việc sáng chế thành công công nghệ mới trong việc sản xuất khẩu trang và các thiết bị phòng dịch để chủ động phòng, chống lại đại dịch toàn cầu.

Việt Nam là những nước sáng chế thành công công nghệ mới trong việc sản xuất khẩu trang và các thiết bị phòng dịch để chủ động phòng, chống lại đại dịch toàn cầu.

Việt Nam là những nước sáng chế thành công công nghệ mới trong việc sản xuất khẩu trang và các thiết bị phòng dịch để chủ động phòng, chống lại đại dịch toàn cầu. Trong đó có loại khẩu trang kháng khuẩn, ngăn ngừa virus thương hiệu Wakamono. Với cấu tạo bên ngoài không khác các loại khẩu trang y tế thông thường, khẩu trang Wakamono được bổ sung khả năng ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn ngay khi tiếp xúc hoặc đi xuyên qua lớp vải kháng khuẩn (Nano Gecide) của khẩu trang.

Kết quả ở các phòng kiểm nghiệm tại Đức, Mỹ, Canada, Ấn Độ cho thấy lớp vải Nano Gecide trong khẩu trang Wakamono giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn đến 99%. Loại khẩu trang này đã được CE của châu Âu công nhận và cho phép ghi trên nhãn hộp. Wakamono là một trong những loại khẩu trang đầu tiên trên thế giới có khả năng tiêu diệt virus. Theo kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm Canada, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, khẩu trang Wakamono còn có khả năng tiêu diệt những virus có màng và virus không có màng với tỷ lệ từ 90% đến 99%.

Khẩu trang này được tin dùng tại các cơ quan y tế, đặc biệt tại các tuyến đầu chống dịch và những khu vực có bùng phát mạnh tại Châu Âu, Mỹ, Úc.

khẩu trang kháng khuẩn, ngăn ngừa virus thương hiệu Wakamono.

Khẩu trang kháng khuẩn, ngăn ngừa virus thương hiệu Wakamono.

Wakamono được các nhà khoa học Việt Nam sáng tạo ra tại Khu công nghệ cao TP HCM với thế mạnh chuyên về nghiên cứu công nghệ và sản xuất các nguyên liệu Nano Biotech, đã ứng dụng công nghệ này để sản xuất loại khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Các nhà khoa học tại Wakamono mất nhiều tháng để nghiên cứu ra hợp chất Bionano từ thiên nhiên (được đặt tên là Gecide) để giúp tiêu diệt và góp phần ngăn ngừa dịch bệnh.

Khẩu trang ra đời vào tháng 4/2020 và công ty mất khoảng 6 tháng để thực hiện các kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm trên thế giới. Loại khẩu trang này đạt được tiêu chuẩn của bộ thử nghiệm ASTM F2100 (Level 3) của Mỹ và EN 14683 (Type IIR) của châu Âu. Đến nay, Wakamono đạt chứng nhận của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA); được CE (châu Âu), TGA (Australia) cấp phép và được lưu hành ở các quốc gia này.

Với nguy cơ có khả năng lây nhiễm chéo trong bệnh viện hoặc các khu cách ly luôn hiện hữu, nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi biến chủng mới từ Ấn Độ và Anh xuất hiện tại Việt Nam. Việc nghiên cứu và sản xuất hàng loạt mặt hàng có lớp kháng khuẩn bảo vệ, nhà sản xuất hy vọng góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe cho người dân, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm Covid-19.

Minh Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm