Màn hình LCD không dễ bị “khai tử”
LCD không hoàn toàn “cam chịu” số phận mà người ta đang gán cho nó. Giữa giá cả và sự tiện nghi, không phải lúc nào người dùng cũng sẵn lòng bỏ ra một số tiền lớn cho một công nghệ mới như OLED. Thế nên mới có chuyện hai nhà sản xuất tấm màn OLED chủ đạo hiện nay là Samsung Electronics và LG Electronics đang phải đánh vật với việc giảm giá thành sản phẩm để sản xuất đại trà.
Cả hai tên tuổi này đều đã tung ra thị trường mẫu TV OLED 55-inch với giá dao động trong khoảng 10.000USD. Mức giá trên… trời này đang làm chùn bước bất cứ người dùng nào bởi nó cao gấp 10 lần so với chủng loại TV LCD có kích cỡ tương đương.
Công nghệ OLED có mức tiêu thụ năng lượng ít hơn so với LCD nhưng lại có độ phân giải hình ảnh cao hơn và cũng mỏng hơn nhiều. Chính vì vậy, OLED đang được nhắm cho nhiều chủng loại thiết bị điện tử, từ TV tới máy tính để bàn, laptop, tablet và smartphone. Màn hình OLED cũng rất mỏng và có thể gập lại hoặc cuộn tròn như tờ báo nên sẽ được sử dụng cho các thiết bị di động trong tương lai.
OLED có nhiều tiện ích là vậy nhưng không phải cứ thế là đã ứng dụng được ngay vào cuộc sống. Trở ngại lớn nhất mà các nhà sản xuất phải đối mặt hiện nay giảm giá thành để cạnh tranh với LCD. Trong khi đó, với tỉ lệ sử dụng 9/10 như hiện nay như đối với dòng TV, chưa thấy dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy LCD nhường bước thật sự cho đối thủ OLED như cái cách mà LCD đã thay thế công nghệ plasma cách đây gần một thập kỷ. Theo nhận định của hãng DisplaySearch, sẽ mất khoảng 4 năm nữa thì màn hình OLED mới chiếm tới 1/10 thị phần màn hình TV toàn cầu.
Cuộc chiến điểm ảnh
Không những không lu mờ mà các tấm LCD hiện nay còn mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn – gấp 4 lần so với OLED, và sử dụng năng lượng khiêm tốn hơn trước đây. Chính vì vậy, LCD vẫn đang được xem là lựa chọn số một của thị trường smartphone và tablet.
Mới đây, Apple đã quyết định nâng cấp độ phân giải màn hình của dòng iPhone và iPad, và vẫn quyết định sử dụng tấm màn hình LCD, nhưng là ở dạng chất lượng cao chứ không phải chuẩn thông thường. Dự kiến trong năm tới, các dòng sản phẩm khác của Quả táo như MacBook Air và iMac cũng được trang bị màn hình chất lượng cao này.
Trong khi đó, hãng HTC Đài Loan cũng ra mắt chiếc Droid DNA sử dụng tấm màn hình LCD với độ nét màn hình lên tới 440 pixel/inch (ppi), cao hơn rất nhiều so với độ phân giải của iPad (330 ppi), iPhone 5 (326 ppi), và thậm chí là cả chiếc Galaxy S III (306 ppi) vốn sử dụng màn hình OLED.
Do tấm màn hình LCD độ nét cao có giá cao gấp hơn 2 lần so với LCD thông thường nên các nhà sản xuất sẽ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Ngay cả Samsung, vốn đang cổ vũ mạnh mẽ cho xu hướng chuyển đổi sang OLED, cũng tích cực sử dụng màn hình LCD cho tablet và laptop.
Theo các nhà phân tích, nhờ có độ phân giải cao hơn nên LCD ‘thế hệ mới” sẽ là trở ngại rất lớn trên con đường OLED chiếm lĩnh thị trường. Cả Sony và LG Electronics đang bán loại TV LCD 84-inch siêu nét (ultra HD) có chất lượng hình ảnh cao cấp 4 lần so với TV HD thông thường. Hai “ông lớn” này đang có kế hoạch giảm kích cỡ chủng loại TV này để chúng phù hợp hơn với nhu cầu người dùng thông thường.
Hiện tại LG đang đầu tư rất lớn cho dây chuyền sản xuất tấm màn hình LCD chất lượng cao. Bộ phận LG Display vừa bỏ ra 1,1 tỉ USD cho việc nâng cấp này và dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn tất quy trình chuyển đổi. LG Display đang là đối tác cung cấp chính màn hình cho Apple và đồng thời cũng nằm trong top đầu các nhà sản xuất tấm màn hình LCD.
Hồng Lĩnh (Theo VnMedia)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Loài bọ đắt nhất thế giới được giới thượng lưu săn lùng làm thú cưng, giá 2 tỷ đồng/con
CLIP: Gà mái đánh bại chim ưng trong trận chiến đầy bất ngờ