Có nên đầu tư khi bạn vẫn còn nợ?
Vì sao nền tảng tuyển dụng Job3s.vn thu hút lượng lớn người dùng? / Dr Thành Sơn cán mốc 5000 cặp đôi đón thành công con yêu
Còn nợ, có nên đầu tư?
Theo các chuyên gia tài chính cho hay: “Khi còn nợ, người trẻ không nên đầu tư?” Vậy, vì sao giới trẻ lại không nên đầu tư khi bạn vẫn còn nợ?
Thứ nhất: Đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tùy lĩnh vực mà mức độ rủi ro sẽ khác nhau. Đặc biệt, khi bạn không có tiền nhưng vẫn vay để đầu tư thì rủi ro tài chính là rất lớn.
Thứ 2: Việc đầu tư trong tâm lý không ổn định, lo lắng về các khoản nợ sẽ khiến bạn nóng vội, đưa ra các quyết định sai lầm.
Thứ 3: Việc dành tiền để đầu tư thay vì trả nợ sẽ tạo nên gánh nặng tài chính khi bạn phải chi trả lãi suất hàng tháng.
Do vậy, các chuyên gia khuyên người trẻ nên tập trung để trả hết khoản nợ rồi mới tiến đến đầu tư.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ hội đầu tư không nhiều. Nếu bạn thực sự có năng lực trong 1 lĩnh vực nào đó, hãy thực hiện cân đối dòng tiền để trả nợ và đầu tư. Tìm kiếm các lời khuyên để vừa đầu tư vừa dành tiền để trả các khoản nợ:
Liệt kê các khoản nợ, đánh giá thời hạn phải trả, lãi suất để xác định khoản nợ nào cần trả trước.
Đánh giá rủi ro của khoản đầu tư, chi phí đầu tư và lãi suất mang lại từ hoạt động đó như thế nào.
Phân loại và quản lý chi tiêu hợp lý, phân bổ nguồn tiền phù hợp vào các mục: Trả nợ, chi tiêu và đầu tư.
Quản lý tài chính để tránh nợ nần?
Vậy, quản lý tài chính như thế nào để tránh khỏi nợ nần? Một câu hỏi lớn mà không phải ai cũng hiểu và thực hiện tốt ở thời đại kinh tế số hiện nay, đặc biệt với thế hệ GenZ.
Ưu tiên tiết kiệm
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện là thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm ở đây là việc giảm những chi tiêu không cần thiết như: Mua sắm quần áo liên tục, săn sales hàng giá rẻ, mua đồ theo cảm xúc…
Tiết kiệm cũng cần có kế hoạch chi tiết, do vậy người trẻ cần xem xét lại việc chi tiêu của mình để cắt giảm các khoản không thực sự cần thiết và đang gây lãng phí. Một mẹo nhỏ là bạn nên để 2-3 ngày suy nghĩ, nếu thấy sản phẩm thực sự cần thì có thể quyết định mua.
Hạn chế ăn ngoài
Ăn ngoài là thói quen thường gặp của nhiều bạn trẻ sinh sống và làm việc tại thành phố. Mỗi bữa ăn ngoài sẽ cao hơn so với việc tự nấu từ 20-40% hoặc có thể đắt hơn nhiều nếu bạn chọn những nhà hàng sang trọng.
Do vậy, nếu bạn muốn kiểm soát chi tiêu xuống mức thấp, nên thực thi chính sách tự nấu ăn tại nhà. Tự nấu ăn có nhiều lợi ích cho các bạn trẻ:
Tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng, có thể giảm từ 20-40% so với việc ăn ngoài.
Chăm sóc sức khỏe tốt hơn bằng nguồn thực phẩm chất lượng và cách chế biến an toàn
Chi tiêu có kế hoạch
Để kiểm soát tài chính cá nhân hiệu quả, giảm nguy cơ nợ, bạn cần chi tiêu có kế hoạch. Việc chi tiêu không chỉ đơn thuần là giảm mua sắm mà bạn cần theo dõi việc chi tiêu hàng tháng của mình, thực hiện ghi chép một cách chi tiết, đầy đủ để đánh giá được dòng tiền ra đã được tiêu như thế nào.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50 30 20 để kiểm soát chi tiêu hàng tháng hiệu quả:
50% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết như: Nhà ở, ăn uống, phí sinh hoạt hàng tháng…
30% thu nhập cho sở thích cá nhân, đầu tư nâng cao kiến thức theo sở thích.
20% thu nhập cho đầu tư và tiết kiệm hoặc trả các khoản nợ trước tiên sau đó tính đến vấn đề đầu tư.
Gia tăng thu nhập ngay khi có thể
Tiếp theo nếu muốn giảm nguy cơ lâm vào nợ nần, bạn cần gia tăng thu nhập bất cứ khi nào có thể. Việc gia tăng thu nhập sẽ giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, có thêm nguồn thu để chi trả cho các khoản nợ đang cần gấp.
Bạn có thể nâng cao thu nhập bằng cách làm thêm nhiều việc cùng 1 lúc hoặc làm thêm giờ. Khi cơ hội đầu tư đến và bạn nắm % chiến thắng cao. Một số kênh đầu tư bạn có thể tham khảo như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng, đất động sản...
Tuy nhiên, luôn cần bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa đầu tư và tiết kiệm, không nên đầu tư vượt số tiền giới hạn.
Trên đây là những lời khuyên của chuyên gia tài chính, giúp quyết định có nên đầu tư khi bạn vẫn còn nợ không. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích, là nền tảng giúp người trẻ biết cách quản lý tài chính cá nhân, tránh vòng xoáy nợ nần ảnh hưởng đến tương lai của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VINA
Website: https://www.vnsc.vn/
Địa chỉ: Phòng 702, tầng 7, tòa nhà Capital Building, số 58 phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 024 777 789 96
Email: hello@vnsc.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo