Quốc tế

Mỏ đá quý Myanmar lở đất, ít nhất 90 người thiệt mạng

(DNVN) - Một vụ lở đất kinh hoàng tại mỏ đá ngọc bích ở miền bắc Myanmar khiến 100 người thiệt mạng, 200 người mất tích.

Tin tức trên báo Người lao động, vụ lở đất xảy ra vào tối ngày 21/11 ở thị trấn Hpakant, miền Bắc Myanmar nơi sản xuất ngọc bích chất lượng cao nhất thế giới. Mặc dù các vụ sạt lở không phải là hiếm tại Myanmar nhưng vụ việc gây thương vong lại khá hiếm ở nước này. Hầu hết các nạn nhân là lao động nhập cư từ nhiều nơi ở Myanmar, những người làm việc cực nhọc nhiều giờ nhưng chỉ nhận được đồng lương ít ỏi.

Người dân sơ tán sau khi nhà cửa hư hại vì lở đất. Ảnh: AP.

Theo truyền thông địa phương, nhiều thợ mỏ ngủ trong lều khi trận sạt lở xảy ra. Ông Brang Seng, một doanh nhân về ngọc bích, cho biết nhiều thi thể được kéo khỏi đống đổ nát và đưa đến nhà xác bệnh viện.

Ông Lamai Gum Ja, một quan chức địa phương, cho hay một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh bị phá hủy. Ước tính có khoảng 90 người thiệt mạng và 200 người vẫn còn mất tích, ông Lamai Gum Ja nói.

Phần lớn những người thiệt mạng là người dân đi mò ngọc vụn trong đống đất đá do các công ty khai thác mỏ đổ đi. Vụ lở đất chôn vùi hàng chục ngôi lều do người mò ngọc dựng lên để sống tạm bợ trong những ngày chờ tìm được ngọc quý để đổi đời. Báo Tuổi trẻ thông tin.

Lở đất xảy ra trong thời điểm nhiều người còn ngủ trong lều. Các nhóm cứu hộ thuộc tổ chức Chữ Thập đỏ, quân đội, cảnh sát và người dân địa phương đang nỗ lực đào bới đống đất đá để tìm kiếm người sống sót. Tuy nhiên nỗ lực cứu hộ bị thời tiết xấu cản trở.

Tin tức trên báo Zing news, do giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường của vùng Hpakant đang bị tàn phá nặng nề bởi các nhóm thợ mỏ ra sức tìm kiếm khoáng sản.​

 

Myanmar là nơi tập trung một số loại hồng ngọc có chất lượng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, đây là nơi thường xảy ra xung đột vũ trang, lở đất, tổ chức nhân quyền Global Witness cho biết hồi tháng trước. Theo tổ chức này, sản xuất đá ngọc bích ở Myanmar năm 2014 đạt 31 tỷ USD, tương đương với 48% GDP của Myanmar.

Hồng Hà (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo