Mô hình đại học nghiên cứu: Đợi đến bao giờ?
Nghiên cứu chỉ là "làm thêm"
Ông Tạ Đức Thịnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết, đến hết năm 2011, cả nước có 188 trường đại học, 226 trường cao đẳng với gần 74.000 giảng viên.
Cùng với sự "nở rộ" các trường đại học, cao đẳng thì số sinh viên đã tăng khoảng 13 lần so với 15 năm về trước trong khi số giảng viên chỉ tăng khoảng 3 lần. Năm 2011, kinh phí sự nghiệp Khoa học công nghệ của Bộ này là 225 tỷ đồng trên tổng số gần 25.000 giảng viên, cán bộ nghiên cứu. Như vậy, tính bình quân thì chỉ đạt 9 triệu đồng/người, một mức đầu tư quá thấp.
Có thực tế là hiện nay nước ta chưa có tiêu chí cụ thể trong việc xác định thế nào là trường đại học theo định hướng nghiên cứu nên không một đơn vị nào đủ năng lực cạnh tranh ở cấp độ khu vực và thế giới về năng lực nghiên cứu.
Không nên đầu tư dàn trải
Ở các nước phát triển, đại học nghiên cứu là cốt lõi của sáng tạo và chuyển giao công nghệ cao. Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng đại học thành trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu hỗ trợ cho nền kinh tế.
Theo kinh nghiệm quốc tế, để xây dựng một trường đại học nghiên cứu tầm quốc tế cần khoảng 400-500 triệu USD và phải duy trì nguồn tài chính ổn định để cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhiều năm. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta vì bấy lâu đã "quen" đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm trong khi nguồn tài chính hạn chế.
Ông Tạ Đức Thịnh cho rằng, để xây dựng được đại học nghiên cứu theo đúng nghĩa trước mắt Nhà nước chỉ nên đầu tư cho 1-2 trường cũng như một số lượng hạn chế các ngành khoa học mạnh mà có thể tận dụng được lợi thế địa phương như với Việt Nam là nông nghiệp. Vì thế, việc cần làm ngay là sớm đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá và xác định thế nào là trường đại học nghiên cứu cũng như quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức này.
Ở một góc độ khác, việc các trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ta trong cảnh "gần nhà, xa ngõ" đã bộc lộ bất cập. Điểm chung của quá trình này là coi các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cần được tích hợp hữu cơ với nhiệm vụ đào tạo. Do đó, việc xem xét hợp nhất một số trường ĐH và viện nghiên cứu rất đáng để suy nghĩ.
Không có trường đại học nghiên cứu ắt sẽ khó nói đến một nền khoa học mạnh, đủ sức là trụ đỡ cho các ngành sản xuất, quản lý là một thực tế đã được kiểm chứng ở các nước phát triển. Riêng với Mỹ, sở dĩ những công ty công nghệ cao về công nghệ sinh học hay khoa học máy tính của họ luôn dẫn đầu thế giới đều do hưởng lợi từ những đại học nghiên cứu hàng đầu như Harvard, MIT, California hay Stanford.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ