Khám phá

Mũi điện tử phát hiện chất độc và mầm bệnh

Các nhà khoa học Anh đã phát triển một loại mũi điện tử cảm ứng có khả năng đánh hơi những hóa chất độc hại và cả mầm bệnh trên cơ thể người.

Được chế tạo từ vật liệu truyền dẫn điện dạng bột thường dùng trong công nghệ cảm ứng ở điện thoại di động, bộ phận cảm ứng của mũi điện tử có thể phát hiện nhanh chóng mùi của các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) thải ra từ các hóa chất độc hại trong sơn hoặc độc tố trên da người bệnh.

 

Khi tiếp xúc với một trong những hợp chất VOC, lớp polyme với các phân tử kim loại dẫn điện trong bộ phận cảm ứng sẽ nở ra, đẩy các phân tử về phía nhau. Lúc này, sẽ có một tín hiệu báo động cho người sử dụng rằng có khí độc.

 

"Mũi" điện tử cảm ứng được đánh giá cao ở độ nhạy trong việc phát hiện mùi chất độc và khả năng phục hồi trạng thái nhanh chóng khi mùi đã tan. Đặc biệt, thiết bị được in vào một tấm phim mỏng nên đòi hỏi rất ít năng lượng để hoạt động.

 

Theo cách này, "mũi" điện tử có thể được gắn vào giấy tờ hoặc vải vóc như đồng phục của lực lượng cứu hộ.

 

 

Theo Bee.net

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo