Clip: Cho loài rắn cực độc với 'nụ hôn tử thần', nếu cắn vào tay kết quả sẽ ra sao?
Một loại rắn Hognose thường giả vờ chết để đánh lừa con mồi / "Hòn đảo tử thần" nơi sinh sống của hàng vạn con rắn độc: 1 mét vuông 5 con rắn, ẩn giấu truyền thuyết về kho báu cướp biển
Trên kênh Youtube Iwonder TV, một người đàn ông được mệnh danh là Venom Man (Tạm dịch là: Người đàn ông Nọc độc) có tên Tim Friede tới từ bang Wisconsin (Mỹ) đã cho một loài rắn cực độc cắn vào tay của mình, phải chăng đó là một hành động cực kỳ điên rồ?
Sở dĩ Tim Friede có biệt danh là Venom Man vì anh có khả năng miễn nhiễm nọc độc của các loài rắn độc, anh đã từng bị khoảng 200 vết cắn từ các loài rắn độc và 700 mũi tiêm chứa nọc độc rắn vào cơ thể nhưng đều vô hại với anh.
Dị nhân Tim Friede. Ảnh: The Weather Channel
Anh dùng chính cơ thể của mình để cống hiến cho khoa học khi giúp các nhà nghiên cứu tìm ra chất kháng nọc độc. Ngoài ra anh cũng hy vọng sẽ đóng góp cho khoa học nhằm phát triển một loại vắc xin, tiêm ngừa miễn nhiễm giúp cho những người khác cũng có khả năng như anh.
Tim gần như ám ảnh với lý tưởng này của mình dù suýt chết hụt sau một lần bị rắn hổ mang cắn năm 2011. Lần này anh lại để cho một con rắn Mamba đen (danh pháp hai phần: Dendroaspis polylepis) - loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi hạ Sahara cắn vào tay.
Xem video:
Đây là loài rắn độc dài nhất và di chuyển nhanh nhất châu Phi có thể giết chết một người trưởng thành chỉ sau 20 phút nếu không được chữa trị kịp thời. Rắn Mamba đen cũng là loài rắn độc phổ biến và nguy hiểm nhất châu Phi.
Người dân bản địa gọi vết cắn của loài rắn này là 'nụ hôn của thần chết' để nói về mức độ nguy hiểm của chúng. Thế nhưng Tim Friede lại để cho con rắn độc cắn vào ngón tay lẫn cổ tay của mình nhưng không hề hấn gì.
Anh cho biết mặc dù phải trải qua cảm giác 'bị đau nhói bên trong cơ thể' sau vết cắn của rắn độc Mamba nhưng anh cảm thấy rất tuyệt vời. Anh vẫn sẽ tiếp tục với đam mê và lý tưởng của mình cho dù người thân ngăn cấm (người vợ của anh đã ly dị vì không chịu nổi đam mê này).
Anh nói: 'Tôi mong rằng mình sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra một loại vắc xin nhằm ngăn chặn việc 125.000 người chết vì rắn độc cắn mỗi năm. Trong số đó, đa phần các nạn nhân đều là người nghèo ở châu Á và châu Phi'.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Điều gì sẽ xảy ra khi cho rắn Mamba đen cực độc cắn vào tay